Bạn đang xem bài viết Văn bản Thật và giả Tác giả Nguyễn Đình Thi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Thật và giả trích từ vở kịch Con nai đen của Nguyễn Đình Thi sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn.
Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi, văn bản Thật và giả ngay sau đây.
Thật và giả
Hồi 1
Cảnh 2
Nhà vua, người Cung nữ già, Tiểu thư, Người đàn bà, Quận chúa, Cô gái
Trong cung vua. Pho tượng đó đặt ở góc phòng. Nhà vua đang ngồi đọc sách trước ánh nến. Tiếng gà gáy từ xa bằng lại.
Nhà vua – Đã sắp sáng rồi. Sắp sang một ngày mới, từ ngày hôm nay ta vừa đúng hai mươi bảy tuổi đây. Trời đất lúc này bình tĩnh quá. Còn người, tượng thiêng kia, lúc này người mỉm cười gì vậy? Chắc người đang cười thầm những nỗi quằn quại của con người. Trong nơi cung điện nguy nga, giữa nơi gấm vóc này, có ai ngờ Nhà vua đang thấy mình lạnh lẽo quá! Chỉ có người làm bạn với ta thôi. Người là người bạn thật nhất của ta, nhưng ta vẫn muốn có một con người bằng xương bằng thịt, một con người sống để ta yêu kia!… Chân mây đã le lói ánh hồng. Đã có tiếng chim sơn ca… Thế nào, tượng thiêng kia, mi vẫn đứng đó mà mỉm cười im lặng à?
Từ khi người về đây làm bạn cùng ta, người đã làm cho ta buồn thêm biết chừng nào! Ôi, nhìn vào sự thật sao mà khó vậy, sao mà nhức nhối đau khổ như vậy! (Tiếng sơn ca vọng đến). Ôi tiếng chim son ca vui tươi, chứa chan tình yêu và hi vọng. Lòng ta bỗng trút hết những nỗi độc địa đắng cay. Tâm hồn ta phấp phỏng dịu dàng như buổi sớm mai trong trẻo.
[…]
Người Cung nữ già – Dạ, có tiểu thư và Quận chúa đã tới chầu từ gà gáy, xin được vào yết bái và chúc mừng sinh nhật Đức vua. Có một người thường dân cũng xin vào ạ. À, còn có cả phu nhân Đạo đức nữa.
Nhà vua – Như vậy cũng nhiều khách đẩy nhỉ. Lát nữa ta còn phải ra triều đình tiếp các sứ thần. Bà ra nói với quan thị vệ cho mời khách vào.
Người cung nữ già đi ra. Tiểu thư còn rất trẻ, mặt đẹp non nớt, rụt rè hiện ra ở khung cửa rồi bước vào.
Tiểu thư (quỳ gối chào như đọc thuộc lòng) – Nhân ngày sinh nhật Thánh thượng, thiếp cúi đầu kính chúc Thánh thọ vô cương.
Nhà vua – Chào tiểu thư, ta cho cô ngồi ghế kia.
Tiểu thư (vẫn nói như đọc thuộc lòng) – Thiếp đội on Thánh thượng (gởi khép nép).
Nhà vua – Tiểu thư đến chúc mừng ta, ta xin cảm ơn. Ngoài ra cô còn có việc gì muốn nói thêm nữa không?
[…]
Tiểu thư (quỳ xuống) – Dạ, thiếp quỳ xin Thánh thượng, nếu mắt trời nhìn xuống mà thương cho thiếp thì xin được vào cung trọn đời hầu hạ Người.
Nhà vua – Cô ngồi lên! Sao lại quỳ mà xin làm vợ vua thế kia! Tiểu thư năm nay bao nhiêu tuổi?
Tiểu thư – Dạ, em…, dạ, thiếp mười bảy tuổi…
Nhà vua – Ừ, cô cứ xung là em cũng được. Em có yêu ta không mà muốn trọn đời chịu sống cùng ta, ràng buộc cả đời em vào đời ta?
Tiểu thư – Em chỉ tiếc lòng em không phải là cái bánh để bóc được ra đây. Em nói sao hết được lòng em yêu kính Đức vua.
Nhà vua – Đây không phải là Nhà vua hỏi em đâu, đây là người có thể sẽ là chồng em hỏi thật em: Em có yêu ta thật không?
Tiểu thư – Dạ, em đã nói thật ạ.
Nhà vua – Mặt em rất thật thà, tuổi em còn măng trẻ, vầng trán em trong trắng thế kia, và miệng em non dại thế kia, có lẽ nào đã nói dối không ngượng trong một chuyện thiêng liêng như vậy?
Tiểu thư – Dạ (luống cuống)
Nhà vua (quay vào phía pho tượng) – Hỡi tượng đá thiêng, ta có cần phải nhờ đến người không đây? Ta chỉ mong em nói thật, tiểu thư a. Tượng đá hãy cho ta biết lời người con gái vừa nói với ta kia là thật hay đổi?
Pho tượng đá cười.
Nhà vua – Tại sao cô lại nói dối như vậy? Tại sao đôi mắt đẹp như đôi mắt phượng kia lại đi đôi với cái lưỡi nói dối độc địa như một cái lưỡi rắn vậy? Tại sao vầng trán trinh nữ đáng lẽ cao đẹp hơn trời xanh kia lại tự vục xuống bùn nhơ bẩn như vậy? Tại sao cô không biết thương lấy cả tuổi trẻ, cả hạnh phúc suốt đời của cô mà toan đem ném tất cả vào sự giả dối nó sẽ giết chết hết, làm cho cằn cỗi hết
Tiểu thư (oà lên khói) – Cha ơi, con đã bảo mà, cha làm khổ con rồi!
Nhà vua – Sao? Việc này dính líu đến cha cô làm sao?
Tiểu thư (chỉ còn là cô gái nhỏ khóc sụt sịt) – Dạ, em không dám giấu Đúc vua, em có muốn vào đây đâu, cha em cứ bắt em đi, em xin mãi không được.
Nhà vua – Hừ, ông bố gì mà coi rẻ đời con như vậy.
Tiểu thư – Dạ, cha em thương em, nhưng nghiêm khắc lắm, có chịu nghe con bao giờ đâu. Em, em đã nói mãi với cha em là em trót yêu anh ấy rồi, nhưng cha em lại chê anh ấy con nhà tầm thường (lại khóc).
Nhà vua (mỉm cười) – À ra câu chuyện như vậy kia đấy. Thôi, tiểu thư lau nước mắt đi và nói chuyện cho ta nghe rõ hơn. Vậy cô đã đính ước với “anh ấy” rồi phải không? Anh ấy ở dâu, con nhà ai?
Tiểu thư – Anh ấy mồ côi cha mẹ, dạ tâu Đức vua, anh ấy là học trò ạ, nghèo mà có chỉ lắm, mà tội nghiệp lắm. Anh ấy đến xin gặp cha em, bị cha em mắng đuổi, bây giờ anh ấy đi đăng lính rồi ạ. (khóc oà)
Nhà vua – Thôi, cô không phải khóc nữa. Ta sẽ gặp cha cô và nói với ông ấy cho cô được lấy người mà cô yêu. […]
Tiểu thư – Trời ơi! Em xin nhớ ơn Đức vua mãi mãi. (đứng dậy, ra ngoài vội vã)
Nhà vua – Thế đấy, chỉ chút nữa thì con chim non kia tự trói cánh mình để chui vào lưới! Nhưng bây giờ con chim non lại bay đi rồi.
Bên ngoài có tiếng huyên náo. Một bà phu nhân trại ngót bốn mươi, hơi to béo, như vừa giằng co với ai, bước mạnh vào và khuỵu gối chào.
Người đàn bà – Muôn tâu Đức vua, họ cứ không cho thiếp vào cơ chứ. Hôm nay là ngày trọng đại thế mà họ định ngăn cản thiếp tâu trình với Đức vua.
Nhà vua – Tưởng ai! Mời phu nhân Đạo đức ngồi đây.
Người đàn bà – […] Thiếp cứ lo không biết trong này họ săn sóc Đức vua ra sao
Tâu Đức vua, cái đám gái tơ trẻ măng như con bé tiểu thư vừa vào đây, hoặc như cái nhà cô, con ông Quận công thì chỉ được cái mẽ ngoài thôi. […] Người có kén Hoàng hậu thì trước hết xin Người nhìn vào đạo đức. Còn sự trẻ già, xấu đẹp nào có nghĩa lí, quan trọng gì. Ai trẻ rồi cũng đến lúc có tuổi, ai đẹp rồi cũng đến lúc phai nhạt sắc đẹp.
[…]
Nhà vua – Vậy theo ý bà, ta nên kén người như ai chẳng hạn làm Hoàng hậu?
Người đàn bà – Dạ, tự nói ra như thế e có kém khiêm tốn chăng? […] Thiếp nguyện hi sinh tất cả để làm phận sự nặng nề đối với Trời đất, đối với muôn dân, đối với Đức vua. Thiếp sẽ vào cung nhận lấy sự vất vả, lo âu, khổ ải, làm Hoàng hậu để săn sóc Đức vua.
Nhà vua – Trời hỏi, bà nói thật đó chăng?
Người đàn bà – Dạ! mà… nếu Đức vua vì còn có sự bồng bột mà có muốn thỉnh thoảng giải trí với đội người phụ nữ trẻ trung, dù họ có thiếu đạo đức một chút thì thiếp cũng sẵn lòng hi sinh. Nhưng thiếp chắc rồi đây Đức vua bén mùi Hoàng hậu Đạo đức thì Người sẽ thấy ngoài phần đạo đức ra còn nhiều sự thú vị ở trong mà không ngờ đâu.
Nhà vua – Như vậy kia đấy. Bà để cho ta hỏi người bạn lặng lẽ của ta một chút.
Tượng đá, người đã nghe rõ tất cả. Trong những lời người đàn bà kia đã nói cùng ta, nếu có một chút nào là thật lòng với ta, thì người hãy coi như mọi điều dối trá khác đều đáng bỏ qua và tha thứ hết. Hội phu nhân Đạo đức, bà hãy nhìn pho tượng xem
Người đàn bà (đến trước pho tượng) – Úi trời ôi! (chạy mất)
Nhà vua ngồi nghĩ ngợi không nhìn thấy Quận chúa rớt rớt vào.
Nhà vua (quay lại) – Ai vậy?
Quận chúa – Đức vua sao mà buồn vậy?
Nhà vua – Nàng thương ta hay sao mà đôi mắt kia lại đang đầy nước mắt?
Quận chúa – Người dù chỉ thoáng âu sầu là lòng thiếp liền trở thành héo hắt. Hôm nay là ngày sinh nhật Người, thiếp xin cầu chúc Thánh thọ vô cương và mọi điều hạnh phúc vô cùng tốt đẹp.
Nhà vua (lắc đầu mỉm cười) – Hạnh phúc chưa nhìn tới ta.
Quận chúa: – Sao Đức vua lại nói vậy? Người là chúa tể cả nước, muốn gì mà không được! Người đang tuổi trẻ như đoá hoa đang nở, như mặt trời đang lên. Chẳng qua chỉ vì Người không muốn nhận lấy hạnh phúc mà thôi, như thiếp đây dù chỉ là một hạt cát hèn mọn, xấu xí, thiếp chẳng có thể đem một chút hạnh phúc đến với Người hay sao?
Nhà vua – Quận chúa khiêm tốn tự hạ mình chứ nàng đâu có hèn mọn, xấu xí.
Quận chúa – Muôn tâu, đèn trời quả là sáng suốt. Vậy nên thiếp cũng chẳng nói dối Đức vua nữa mà làm gì. Vâng, thiếp biết là thiếp nhan sắc khác vời, và trong người thiếp chứa đựng dòng máu cao sang của một họ đã bao nhiêu đòi quý phái.
Nhà vua – Phải, nàng rất đẹp và mỗi cử chỉ nàng đều tỏ rõ ràng là con nhà dòng dõi.
Quận chúa – Vậy mà trước Đức vua, thiếp khác chỉ là cỏ dại hoa hèn đứng trước một vì núi lớn. Sắc đẹp và dòng dõi của thiếp có mảy may động được tới Người đâu.
Cho nên đã bao lần thiếp lặng lẽ âm thầm mà ôm hòn nuốt tủi (khóc).
Nhà vua – Chết nỗi, ta đâu ngờ vậy!
Quận chúa (vứt bỏ áo choàng ngoài) – Đây, Đức vua hãy nhìn xem: khuôn mặt này, thân hình này, không đáng vỗ về Người những lúc Người mệt mỏi lo âu hay sao? Người hãy nhìn, thiếp chẳng đáng giá hơn một nghìn pho sách cổ kim kinh sử, một trăm chiến công oanh liệt hay sao? Đôi mắt đen này có bầu trời sao nào sáng lộng lẫy bằng, và đôi môi thiếp đây, có thứ quả nào có thể ngọt mọng thơm bằng?
Nhà vua – Nàng nói đúng, nàng có sắc đẹp và sức mạnh ghê gớm.
Quận chúa – Vậy mà cái đẹp ấy đang quỳ xuống chân Đức vua, cái sức mạnh ấy đang run sợ trước Đức vua! Đức vua ơi, xin Người đừng xua đuổi kẻ đến xin làm nô lệ Người.
Nhà vua (lui ra) – Ta nào phải thánh thần, ta cũng không phải gỗ đá. Ta chỉ là một người trai trẻ tầm thường, sống lẻ loi đã quá lâu, đang ngày ngày mong được có người yêu bên mình. Và khi ta nhìn thấy một cái gì đẹp thì ta không còn sức để nghi ngờ và ta trở thành ngây dại… Ôi, còn gì quý hơn cái đẹp, và một con người đẹp lại càng quý hơn hết thảy mọi vật trên đời. Nhưng ta ghê tởm sự dối trá. Quận chúa, có thật nàng tự thấy là nô lệ của ta, hay trái lại, nàng đang muốn biến ta thành nô lệ của nàng?
Quận chúa – Sao Đức vua nỡ nói câu như vậy? Chẳng thà Người cầm dao đâm ngay vào giữa ngực em đây. Trời oi! Em xúc động quá, trái tim em đang thổn thức.
Ôi chao, sao mắt tôi mờ hết cả và tối sầm lại thế này (ngã vào tay Nhà vua).
Nhà vua – Quận chúa! Hãy tỉnh lại! Có lẽ nào tất cả những lời nói này, những cử chỉ này là giả vờ? Quận chúa hãy tỉnh lại!
Quận chúa – Đức vua oi, Người không có chút nào thương đến em ư? Chàng ơi, cánh tay em và thân thể em chẳng có nghĩa hơn tất cả mọi sự vật hay sao? Chàng hãy tới đây mà ngả đầu lên ngực em, đắm chìm trong sự vuốt ve của em, đó chẳng là cõi tiên ư?
Nhà vua – Đây là một cảnh cảm động của tình yêu hay là một cạm bẫy? Hỡi tượng đá, ngươi có đủ sức trả lời cho ta được không? (Pho tượng đá cau mày cười mỉa mai. Quận chúa nhỏm lên nhìn giật mình che mặt. Nhà vua quay lại). Vậy là lại thêm một việc giả dối vừa diễn ra. Sao một con người đẹp như thế kia lại nỡ tự biến mình thành một cái bẫy để bẫy người khác?
Quận chúa (vùng dậy) – Đồ ngốc! (hầm hầm ra ngoài),
Nhà vua còn lại một mình, mệt mỏi, tới bàn rót nước uống.
[…]
Cô gái rừng quế hiện ra ở khung của.
Nhà vua – Em thật đấy ư?
Cô gái – Vâng, em đây (u sục tinh quỳ xuống). Tàu Đức vua, thiếp xin thay mặt bà con Suối Nai cúi đầu chúc Thánh thọ vô cương.
Nhà vua (cười, nhưng rồi nét mặt tối sầm xuống) – Sao em lại thế? Em hãy ngồi đây. Bấy lâu nay em ở đâu? Sao em không tìm về với anh? Hay là em không còn nhớ đến lời hẹn xưa nữa?
Cô gái – Xin Đức vua quên chuyện cũ đi và mở lượng trời bể tha tội cho thiếp.
Ngày ấy thiếp còn nhỏ dại, chưa biết suy nghĩ chín chắn… Nhưng hôm nay..
Nhà vua – Thế thì hôm nay em đến gặp anh làm gì?
Cô gái – Tàu Đức vua, nhân lễ sinh nhật Người, cả nước mừng vui, các quan sở tại đã tìm các bà con Suối Nai cũ cho phép củ người lên chúc mừng Người, nhờ vậy thiếp mới được lên dây nhìn thấy đèn Trời. Nay đã xong nghĩa vụ, thiếp xin Người cho phép trở về.
Nhà vua – Vậy ra lòng em không còn chút vương vấn với tình xưa nghĩa cũ nữa sao? Em hãy nhìn vào mắt anh đây mà trả lời, em không còn yêu anh nữa ư?
Cô gái – Thiếp đội ơn Đức vua còn đoái thương đến người cũ. Song ngày nay không còn như xưa kia nữa. Người ngự trên cả trăm họ, thiếp là phận nghèo hèn, đâu còn dám tơ vương đến việc ngày trước. Được nhìn thấy Người hôm nay là đã may cho thiếp lắm rồi. Vả lại, ngày tháng đã qua đi, lòng thiếp nay cũng khác đi rồi.
Nhà vua – Không, ta không tin, ta không thể nào tin được. Không, không thể nào lại như thế được! Bao lâu xa cách, giờ đây ta mới được nghe tiếng nói đầm ấm yêu thương kia, vậy mà sao ta lại nghe thấy lời nói của một người xa lạ như vậy.
(quay lại phía pho tượng) Hỡi tượng đá thiêng, người hãy trả lời ta, có phải câu mà người yêu ta nói với ta vừa rồi là nói dối không? Hỏi tượng đá?
Cô gái – Trời! Sao lại có pho tượng đá nào nấp nghe chuyện của người ở đây?
Pho tượng cười .
Nhà vua
A, nó cười rồi! Em, miệng em vừa nói dối anh. Em vẫn yêu anh. Có thế chứ, anh biết! (cười lớn) Chưa bao giờ thấy người nói dối mà ta lại sung sướng như thế này!
Cô gái (vẫn bình thản) – Tâu Đức vua, tượng đá nghe và biết được lời nói thật và lời nói dối. Nhưng lòng người có những điều không thể nói ra lời, thì tượng đá làm sao có thể trả lời cho biết hết được. Thiếp đã nghĩ kĩ, xin Người cho thiếp được tạ từ với Người. (cúi chào rồi quay đi ra cửa)
Nhà vua (im lặng, rồi bỗng thất lên như bị thương) – Quế Nga
Cô gái (giật mình quay lại, thấy Nhà vua lảo đảo vịn vào bàn không đúng cũng nữa). – Anh (chạy vội lại đỡ) Anh
Nhà vua – Em! Có thật em đấy không?
Cô gái – Em đây, em vẫn là của anh, mãi mãi là của anh…
Nhà vua – Ừ, em đây thật rồi. Anh tìm thấy em rồi! Anh sẽ không bao giờ mất em được nữa. Em sẽ ở đây với anh. Em sẽ là Hoàng hậu của anh.
Cô gái – Trời ơi, em biết nói sao đây! Em không thể là Hoàng hậu được. Em không muốn làm một cái dây leo suốt đời nấp bóng anh, làm vương anh. Em đã định không bao giờ gặp lại anh nữa. Đúng, ban nãy em nói dối anh đấy. Anh có biết sao em lại tìm đến anh hôm nay không? Không phải vì có quan sở tại nào bảo đâu.
Ấy là vì một hôm em đang ở ngoài vườn thì nghe thấy trẻ con trong xóm hát một bài hát…
Nhà vua
– Một bài hát dân gian… Cám ơn ông cụ hát rong. Có phải bài hát:
“Quế Nga đâu, Quế Nga…”
Cô gái – … “Có nhớ lời hẹn xưa…”. Nghe thấy tiếng hát ấy, em kinh ngạc quá.
Trong xóm, em đã thay tên đổi họ, không người nào biết em là ai. Thế mà hôm ấy, bài hát ở miệng trẻ con cứ kêu tên em mãi. Em không cầm được nước mắt nữa. Em biết là anh đang gọi em rồi. Thế là em từ nơi hẻo lánh cất bước ra đi, em đi tìm anh, chỉ mong chóng đến kinh kì, chỉ mong được nhìn thấy anh một lúc, rồi trở về.
Nhà vua – Nhưng bây giờ anh sẽ không để cho em về nữa. Sao em lại nghĩ vậy? Vắng em, thì cái cung điện này đối với anh chỉ là một nấm mồ lạnh. Lẽ nào em nỡ bỏ anh bơ vơ ở lại đây?
Cô gái – Em đây rồi, anh đừng buồn nữa.
Nhà vua – Hỡi tượng đá, ta cám ơn nụ cười lạnh lẽo của mi. Bây giờ đã đến lúc ta có thể trả mi lại nơi rừng xanh của mi-. Em! Cô gái rừng quế của anh – Quế Nga – Hoàng hậu của ta!
I. Đôi nét và tác giả Nguyễn Đình Thi
– Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) sinh tại Luông Pha-bang (Lào).
– Quê gốc của ông ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu, Hà Nội).
– Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Thi sống cùng với gia đình ở Lào.
– Năm 1931, ông theo gia đình về nước, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941.
– Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Đình Thi tham gia Hội Văn hóa cứu quốc và Hội Văn nghệ Việt Nam.
– Từ 1958 đến năm 1989, ông là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam.
– Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình văn nghệ, biên khảo triết học…
– Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm chính: Các tiểu thuyết như Xung kích (1951), Vào lửa (1966); các tập thơ như Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1958); các vở kịch như Con nai đen (1961), Rừng trúc (1978); các tập tiểu luận như Mấy vấn đề về văn học (1956)…
II. Giới thiệu về văn bản Thật và giả
1. Xuất xứ
Trích từ hồi một trong vở kịch Con nai đen.
2. Tóm tắt
Nhà vua trẻ sống buồn bã trước những trùng vây giả dối, lang thang trong rừng quê không tìm thấy bóng người yêu xưa, gặp được ông lão hát rong và con nai đen. Ông lão tặng nhà vua một hòn đá biết phát hiện người nói dối, đặt ra một bài hát dân gian giúp nhà vua tìm lại người yêu. Cô gái mai danh ẩn tích Quế Hoa theo lời bài hát tìm đến cung vua và trở thành Hoàng hậu.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn bản Thật và giả Tác giả Nguyễn Đình Thi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.