Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng 2 Dàn ý & 11 bài phân tích nhân vật Khách tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng gồm 2 dàn ý và 11 bài văn mẫu hay được Thcslytutrongst.edu.vn tuyển chọn từ bài làm của các bạn học sinh giỏi lớp 10. Qua đó các em sẽ có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi vốn kiến thức, ngôn ngữ để nhanh chóng biết cách viết bài văn hay, ấn tượng.
Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ – khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng. Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết. Vậy dưới đây là 2 dàn ý và 11 bài văn phân tích nhân vật Khách hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dàn ý phân tích nhân vật Khách
1. Mở bài
– Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (hoàn cảnh ra đời của bài phú), giới thiệu về hình tượng nhân vật khách.
2. Thân bài
– Hình tượng nhân vật khách: tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt.
- Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.
- Hoài bảo lớn lao: “Nơi có … chẳng biết”; “Đầm Vân Mộng chứa ……vẫn còn tha thiết”.
– Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh:
- Địa danh trong điển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt – những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở.
- Địa danh thứ hai là những địa danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng là hình ảnh hiện tại mang tính đương đại hiện ra trước mắt
- Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng “Bát ngát sóng kình muôn dặm – thướt tha đuôi trĩ một màu”.
- Song cũng ảm đạm, hắt hiu “bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”.
=> Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tâm trạng của khách vừa vui vừa tự hào trước cảnh sông hùng vĩ, thơ mộng “nước trời: một sắc , phong cảnh: ba thu”, tự hào trước dòng sông còn ghi bao chiến tích. Nhưng vừa buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết.
– Nghệ thuật: lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, tính triết lý, ngôn từ trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng,gợi cảm.
3. Kết bài
– Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Sự hoài niệm về quá khứ là niềm tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.
Dàn ý hình tượng nhân vật Khách
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú
– Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.
II. Thân bài
1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.
– Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ – khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.
– Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.
– Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc – Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.
– Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt – Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.
– Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.
2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.
– Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.
– Tâm trạng của khách:
+ Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng
+ Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống
+ Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.
→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng
→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc
3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.
– Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.
– Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.
4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.
– Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình
– Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử
– Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ
– Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc
→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
– Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.
– Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ
– Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc
– Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.
III. Kết bài
– Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật
Cảm nhận về nhân vật Khách trong bài Phú sông Bạch Đằng
Nếu như Lê Quý Đôn từng khen phú đời Trần: “khôi kì, hùng vĩ, lưu loát, đẹp đẽ, âm vận, cách điệu giống như thể văn nhà Tống”, thì điều đó thật đúng đối với Bạch Đằng giang phú. Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích chọn lọc, kết hợp với sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” một nhân vật đại diện cho hiện tại, cho sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ của đất nước.
Phú Sông Bạch Đằng thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về một dân tộc có tinh thần kiên cường, bất khuất, mưu lược cũng như nêu cao tinh thần, ngợi ca tấm lòng và khẳng định vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Mở đầu là con người ung dung, tự tại, đam mê say đắm cảnh sắc thiên nhiên :
Khách có kẻ :
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Khách đi để mở mang, để du ngoạn nơi biển lớn, sông hồ và những vùng đất nổi tiếng:
“Qua cửa Đại Than…
… xương khô”
Trong những dòng thơ đầu tiên, tác giả đặc biệt tạo ấn tượng về chiều sâu trong bề dày lịch sử của Bạch Đằng giang. Đó vừa là dòng sông địa lý, vừa là dòng sông lịch sử với bao lớp sóng lớn trùng điệp. Điều đáng lưu ý là ngoài vẻ thiêng liêng hùng vĩ, sông Bạch Đằng còn nên thơ và trữ tình, nó dịu dàng e ấp như những nàng thơ, nó thơ mộng nên duyên với sóng nối sóng, với thuyền bè nối đuôi nhau trôi dập dềnh trên sông. Người xưa thường nói tức cảnh sinh tình, có lẽ bởi thế mà đứng trước thiên nhiên vừa nên thơ vừa trữ tình ấy khiến lòng người rạo rực, khiến nỗi buồn niềm vui như lẫn lộn. Nơi chiến trường ta từng chiến đấu và chiến thắng, nơi trận thủy chiến lừng lẫy trong lịch sử nhưng kể sao cho hết những hi sinh mất mát với báo giáo gãy, bao máu và mồ hôi đã đổ xuống xương khô. Đất trời cũng như hiểu lòng người, lau lách như thể trở về quá khứ, gợi lại những ngày chiến đấu căng thẳng để thế hệ hôm nay không tránh khỏi động lòng tiếc nuối, xót thương cho bao anh hùng đã khuất.
Người “tráng chí bốn phương” với tâm hồn lúc nào cũng “vẫn còn tha thiết”:
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Đoạn đầu này sử dụng triệt để thủ pháp tượng trưng. Cái “tráng chí bốn phương” của khách được dựng nên bằng những địa danh. Có loại địa danh gợi ra thời gian quá khứ xa xăm :
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trương Hán Siêu bởi các địa danh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông đã tò mò tìm hiểu hay vô tình bắt gặp mà ghé thăm chúng qua trang sách, câu văn chứ chưa một lần đặt chân đến. Song cũng vì vậy, thiên nhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm thuý: đây là nơi mà văn hóa hội tụ, là dấu mốc để con người nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chước “thú tiêu dao” của Tử Trường tức Tư Mã Thiên – nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đôi chân đã mỏi mòn những ngày rong ruổi đến và đi, đi và cảm nhận, cảm nhận và học hỏi…
Ta để ý nếu ở phần trên, các địa danh thực ra đều là ảo thì đến đây mới là địa danh thực mà tác giả đã trực tiếp đặt chân như cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng (Sông Bạch Đằng có nguồn chính chảy từ sông Lục Đầu, xưa gọi là cửa Bạch). Hai chi lưu là sông Chanh dài khoảng 18km với dòng chính đổ ra cửa Nam Triệu. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi từng mô tả: “Sông Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Không chỉ vậy ngày nay dòng sông này vẫn còn tên bến Rừng, phà Rừng trên đường sang Hải Phòng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha/ Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của sông là vậy.) Nhà thơ đưa ra một cái tên Bạch Đằng mang trong mình dấu mốc lịch sử của trận thủy chiến với những chiến công vang dội của nó.
Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông để nổi bật sự thảnh thơi của nhân vật trữ tình nổi tiếng tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phóng khoáng hào mại của khách. Nói cách khác nhân vật khách cũng chính là “cái tôi” tác giả. Đó là những cá nhân sôi nổi, ham hiểu biết, muốn di dưỡng tinh thần, sống cuộc đời tự do tự tại. Như vậy, khách được giới thiệu bằng tất cả niềm trân trọng như cách tác giả tự khẳng định, tự giới thiệu mình: một hồn thơ hào sảng, một khách hải hồ cũng là kẻ sĩ luôn một lòng thiết tha với đất nước, quê hương. Quả đúng, nhân vật khách có tính chất công thức của thể Phú vừa chân thực, vừa sinh động. Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng là những địa danh đặc biệt nổi tiếng mà khách đã đặt chân ngao du. Nếu như những địa danh của Trung Quốc thể hiện tráng chí bốn phương của khách, thì mỗi miền đất Việt ghi dấu bước chân người tráng sĩ này đều mang dấu ấn của trái tim sục sôi yêu nước.
….Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
Trước hình ảnh Bạch Đằng “bát ngát sóng kình muôn dặm” , “ thướt tha đuôi trĩ một màu” với “ nước trời…”, “ phong cảnh…”, “ bờ lau…”, “ bến lách…” như đẩy lòng người rơi vào bức tranh tâm trạng với nỗi buồn vui man mác. Vui khi thiên nhiên ấy, dòng sông ấy vẫn sống vĩnh hằng nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, vui vì nó vẫn cuồn cuộn chảy dù mang trong mình bao dấu tích của cuộc chiến khắc nghiệt thế nhưng ta chợt thoáng buồn. Nỗi buồn khi yên bình hôm nay phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ cha anh đã nằm xuống, nỗi buồn vì trang sử hào hùng của dân tộc đã ghi hằn máu và nước mắt của biết bao trái tim quả cảm. Sự vấn vương ở đây có chút gì đó làm lòng ta nặng trĩu khi một phút trầm tư nhìn lại nhịp thời gian chảy trôi quá đỗi vô tình cũng như lòng người nhanh chóng đổi thay. Nói cách khác, những âm hưởng trữ tình đối lập ở trong tác phẩm đã tạo nên một ngân vang sâu thẳm và ngân vang này chính là triết lý: sự sống là một tiếp biến không ngừng không nghỉ, cái đang diễn ra và cái đã đi vào vĩnh cửu cứ đan quyện lấy nhau, mà cái nhân tố có khả năng kết nối làm nên sự đan quyện ấy, khiến cho sợi dây chuyền vô hình nghiệt ngã của thời gian có lúc tưởng như bị đảo ngược: hiện tại không hẳn đã trôi về quá khứ tất cả, mà có phần nào đó còn trôi theo chiều ngược lại, còn có “dấu vết lưu lại” với hậu thế.
Như vậy qua hình tượng nhân vật khách ta thấy chân lí : Hào kiệt đời nào cũng có, đó là sức mạnh, là niềm tin, cũng là niềm tự hào dân tộc tư tưởng nhân văn cao đẹp. Với tâm trạng hân hoan, khách vừa đề cao công lao to lớn của các vị anh hùng đời Trần, vừa bày tỏ niềm tin vào tương lai vững mạnh, trường tồn và nêu cao đức cao của dân tộc. Sức mạnh của non sông đất nước không phải ở địa thế hiểm trở mà nằm chính ở niềm tin và ý chí kiên gan bền bỉ của con người (Giặc tan muôn thuở thanh bình – Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao).
Câu từ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình đặc sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát triết lý, ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, là ngôi sao sáng ngời khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc “khắc họa một cảnh trí mỹ lệ của Tổ quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước”, là “một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học thời trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà.”.
Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng – Mẫu 2
Người nghệ sĩ ra đi, nhưng tác phẩm anh để lại cho đời là bất tử. Và những tác phẩm lại sống trong lòng người đọc muôn thế hệ bằng những thông điệp nhân văn, bằng những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị. Có thể nói, bài Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã xây dựng được một hình tượng nhân vật như thế trong dòng chảy lịch sử văn học Việt Nam. Hình tượng nhân vật khách.
Phú là một thể văn cổ, có những đặc điểm và quy phạm riêng, về mặt xây dựng nhân vật và hình tượng, thì trong bài phú nhân vật khách là một nhân vật được tác giả hư cấu, tưởng tượng, xây dựng theo hình thức đối đáp với một nhân vật nào đó (trong bài này là với các vị bô lão) Nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là hình tượng trung tâm của toàn bộ tác phẩm, mạch chảy mạch kết cấu của văn bản theo toàn bộ những dòng suy tưởng, đó là sự bộc bạch cái tráng chí bốn phương tha thiết và là nỗi niềm về cả một thời dĩ vãng oanh liệt của dân tộc năm xưa trên sông Bạch Đằng.
Mở đầu bài phú, nhân vật khách xuất hiện như một bậc tao nhân mặc khách với tráng chí bốn phương ngao du sơn thủy, lấp đầy tâm hồn mình bởi vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên non sơn kỳ thú:
“Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt”
Các từ “chơi vơi”, “mải miết” tạo cho người đọc một cảm giác mới mẻ về nhân vật khách, một bậc tài tử lãng du cùng với thú vui sơn thủy, đắm chìm trong không gian rộng lớn, thơ mộng khoáng đạt. Thiên nhiên mây, gió, trăng bỗng trở thành người bạn của nhân vật khách với thú vui tao nhã. Cách liệt kê một loạt những địa điểm nổi tiếng cho thấy khả năng đi nhiều, biết nhiều và tráng chí bốn phương của nhân vật khách, gợi nên một tâm hồn phóng khoáng, thích ngao du và mang vẻ đẹp lộng gió như được hơi thở của thiên nhiên đằm vào điệu tâm hồn nhân vật.
Tiếp tục người đọc nhận thấy rằng, trong rất nhiều điển tích điển cố, chỉ có điển tích Tử Trường được nhắc đến, nhưng sự gợi nhắc của tác giả ở đây không phải để nhấn mạnh về việc nhân vật khách học cách ghi chép sử ký, mà là học cái thú tiêu dao, ngao du sơn thủy của những bậc tài tử ngày trước.Đó không chỉ là việc trau dồi, học hỏi trong những hành trình đã đi qua, mà còn là sự chiêm nghiệm của nhân vật khách đầy sâu sắc về những thắng cảnh lịch sử của dân tộc. Cụ thể, là ở đoạn thơ sau, khi nhân vật khách hồi tưởng về quá khứ hào hùng mà cũng đầy bi thương của dân tộc.
“Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Khác hẳn với không gian rộng lớn và khoáng đạt trên kia, cảnh vật giờ dường như đã hóa thảm sầu, nhuốm một màu buồn thấm lan tỏa lên toàn bộ bức tranh chung. Đó là niềm xót thương, cũng là sự câm lặng nén chặt đau thương khi nghĩ đến những người anh hung, những người chiến sĩ đã hi sinh, đã ngã xuống, đã hóa thân linh hồn mình vào mảnh đất nơi đây. Đó là phút trầm mặc để tri ân, để tưởng niệm về những cống hiến và sự hi sinh vĩ đại của họ. Những dấu vết xưa còn lưu lại như một gợi nhắc về dấu phong xưa, về quá khứ vàng son của lịch sử dân tộc, đồng thời là một điểm tựa lịch sử để thế hệ sau noi gương, trau mình.
Từ tiếc được đặt ở đầu câu thơ, thể hiện mạnh mẽ cảm xúc trong lòng nhân vật khách, đó là sự tiếc nuối và nỗi buồn hoang hoải của nhân vật khách khi chứng kiến sức mạnh ăn mòn vạn vật của thời gian đã làm phai mờ dấu tích oai hùng một thời. Theo dòng cảm xúc ấy, bao nhiêu thương cảm dồn nén ấy hóa ra lại đẩy lên trong lòng thi nhân một ước vọng được một lần nữa sống lại những khoảnh khắc oai hùng như thuở xưa. Con sông Bạch Đằng đã là nơi ghi dấu của những chiến tích lịch sử hào hùng, nơi mà quân địch thất bại ê chề nhục nhạc, giọng kể vừa hào hùng vừa xen lẫn những yếu tố lãng mạn, tạo cảm giác đầy cuốn hút cho người đọc. Khiến cho dẫu người đọc đến từ những thế sau, vẫn cảm nhận một cách chân thực, sống động quá khứ lịch sử hào hùng của cha ông, để cùng hòa điệu, hòa nhịp với dòng chảy lịch sử oai hùng của một thời kì vĩ đại.
Sự hồi tưởng về quá khứ vẻ vang mà cũng đầy đau thương của nhân vật khách phải chăng chính là đang thể hiện một vẻ đẹp đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc, đó là uống nước nhớ nguồn, tìm về, nhớ về quá khứ lịch sử là một cách để tri ân, để tưởng nhớ, và để sửa mình sao cho đúng đắn với sự hy sinh mà cha ông ta đã bỏ ra.
Qua ngòi bút tài hoa của Trương Hán Siêu, thông qua dòng chảy trong mạch cảm xúc của nhân vật khách như giúp người đọc bước vào thế giới lịch sử xa xưa, để cùng cảm nhận về những thành tựu vẻ vang, cũng như sự mất mát hi sinh lớn lao không gì tả xiết của những thế hệ đã ngã xuống. Và một lần nữa, cho ta hiểu thêm về tráng trí hải hồ ngao du của nhân vật khách.
Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng – Mẫu 3
“Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu. Trong các bài phú cổ, nhân vật “khách” không mấy xa lạ. “Ngọc tỉnh liên phú” (bài phú Sen giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi (?-1346) cũng có nhân vật “khách”: … “Khách có kẻ: nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng nồng. Ao trong ngắm làn nước biếc, Nhạc phủ vịnh khúc Phù Dung”. “Khách” ở đây là Mạc Đĩnh Chi biểu lộ tấm lòng thanh cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời.
Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngoạn thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, ngày thì: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,…
Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn: yêu thiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “giang hồ” của mình:
“Nơi có người đi
Đâu mà chẳng biết”.
Các địa danh xa lạ không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và “tráng chí bốn phương” mới có thể “giương buồm…lướt bể” đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà “Khách” đã “chứa vài trăm trong dạ”, đã thăm thú nhiều lần đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. Vẫn chưa thỏa lòng, vẫn còn “tha thiết” với bốn phương trời.
“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.
Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ “nhàn” làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường.
“Qua cửa Đại Than… đến sông Bạch Đằng”
Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui thú của nhà thơ khi đến chơi sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa “học Tử Trường” đi về phía Đông Bắc “buông chèo” cho thỏa chí “tiêu diêu”. Người xưa nói: “Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường”. Tử Trường là Tư Mã Thiên, tác giả bộ “Sử ký” bất hủ, là nhà văn, nhà sử học tài ba đời Hán. Con người ấy vẫn được xem là nhà du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi:
“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,
Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”
“Bát ngát sóng kình muôn dặm”
Bạch Đằng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc.Cuối thu (ba thu) nước trời một màu xanh bao la “Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắc- Phong cảnh ba thu”.
Câu văn tả thực mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài “Đằng Vương các” “Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” (Sông thu cùng với trời xa một màu). Tả con sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288-1356) viết: “Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòng sông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối- Lầm tưởng rằng máu người chết vẫn chưa khô” (Bạch Đằng giang – Dịch nghĩa). Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:
“Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô“
Bờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỷ sau Ức Trai cũng viết: “Ngạc chặt kình băm non lởm chởm – Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng” (“Cửa Biển Bạch Đằng”).
Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông Bạch Đằng bằng những đường nét, màu sắc gợi cảm. Những ẩn dụ và liên tưởng mới về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:
“Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.
Một tâm trạng: “buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông và sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”
“Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”
Các bô lão – nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú. Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống động biến hoá hẳn lên, Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên.
Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng – Mẫu 4
Trương Hán Siêu là một người có tính tình cương trực, học vấn uyên tâm, được các vua Trần tin cậy và tin dùng. Ông là một trong những danh sĩ nổi tiếng nhất đời Trần, nhưng số lượng tác phẩm để lại không nhiều. Nổi bật nhất là Bạch Đằng giang phú, với hình tượng nhân vật “khách” để lại nhiều dư âm, ấn tượng trong lòng bạn đọc. Nhân vật “khách” có thú du ngoạn bốn phương, tâm hồn tự do, phóng khoáng :
Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết ….
Các địa danh được liệt kê liên tiếp: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… đây đều là những địa danh của Trung Quốc, thắng cảnh đẹp đẽ mà ai cũng mong muốn, mơ ước được một lần đặt chân đến. Nhân vật “khách” mượn những địa danh này để nói lên niềm đam mê, sở thích du ngoạn bốn phương của mình. Cách ông dùng từ đối lập: sớm – tối đã thể hiện rõ sở thích ngao du thiên hạ của bản thân. Qua sở thích đó còn thể hiện khát vọng tìm đến những vùng đất mới để khám phá và tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Mặc dù nhân vật khách đã được đi nhiều nơi nhưng Mà tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết. Đằng sau đó, ta còn thấy nguyện vọng, mong muốn thật sự của nhân vật “khách” khi đi du ngoạn non sông là muốn học theo Tử Trường ngao du mọi nơi để tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
Dưới con mắt của nhân vật “khách” bức tranh Bạch Đằng hiện lên vô cùng sống động. Cảnh sông nước Bạch Đằng bao la, bát ngát, hùng vĩ với bầu trời xanh ngắt: Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu/ Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu. Nhưng bên cạnh đó còn là bức tranh ảm đạm, thê lương, hiu hắt với dấu vết của chiến tích xưa còn để lại: Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/ Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Hai bên bờ hun hút chỉ có bờ lau nối tiếp bến lách. Hai từ láy tăng nghĩa, bổ trợ cho nhau để làm rõ sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn sông mà khiến nhân vật khách liên tưởng đáy sông đầy vũ khí bỏ lại sau những trận chiến, nhìn gì mà liên tưởng tới nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng ở nơi đây. Câu thơ gợi nhắc ta nhớ đến bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi :
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm tích chiến ngạn tằng tằng
Cả hai tác phẩm đều nhấn mạnh vào cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên vĩ đại của dân tộc ta với khung cảnh hiu quạnh, hoang vắng. Qua đó còn thể hiện niềm cảm thương với những người đã mất ở nơi đây. Đứng trước không gian đó, nhân vật “khách” choáng ngợp, hạnh phúc, thỏa mãn khi được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất nước. Nhân vật “khách” đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đẹp nhất để miêu tả lại khung cảnh mình đang chìm đắm ngắm nhìn để rồi cảm thấy ngỡ ngàng nhận ra đằng sau vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng ấy, sông Bạch Đằng còn ghi dấu những chiến tích đã qua. Đoạn thơ đánh dấu sự chuyển đổi cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật khách: Từ một người háo hức, say mê, có tâm hồn phóng khoáng, tự do chuyển sang trầm tư, buồn thương, tiếc nuối: Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/ Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Đằng sau những trạng thái cảm xúc ấy, người đọc hình dung được trọn vẹn chân dung của nhân vật “khách” – hay chính là tác giả – một con người có tâm hồn phóng khoáng, ham thích tìm hiểu lịch sử dân tộc và tình yêu quê hương đất nước.
Hình tượng nhân vật “khách” một lần nữa được tái hiện qua phần cuối tác phẩm, với những lời ngợi ca hô ứng với lời ca ngợi của các bô lão. Nhân vật khách đã cụ thể hóa chân lí của các bô lão nêu ở trên: Những người bất nghĩa tiêu vong/ Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Hai vị anh hùng được nhắc chính là Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông sẽ lưu danh muôn thuở, tiếng thơm lưu truyền mãi muôn đời. Không chỉ vậy ông còn ca ngợi dòng sông Bạch Đằng ghi dấu những chiến công anh hùng suốt chiều dài lịch sử đất nước. Mượn ý trong câu thơ Đỗ Phủ “Tịnh tẩy giáp binh trường bất dục” (rửa sạch vũ khí mãi mãi không dùng đến), thể hiện mong muốn có cuộc sống hòa bình độc lập. Đây cũng chính là mục đích của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt ông đề cao yếu tố con người, nhất là sự nhân đức: Giặc tan muôn thuở thanh bình/ Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao. Chiến thắng ta giành được không chỉ ở lực lượng hùng mạnh mà yếu tố quyết định làm nên chiến thắng là nhân đức của con người. Câu thơ đã cho thấy giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
Bằng lớp ngôn từ hào sảng, giọng điệu biến đổi linh hoạt, nhân vật khách hiện lên là một người có lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, không chỉ vậy ông còn là người có niềm đam mê tìm tòi, mở rộng hiểu biết của bản thân. Ngoài ra, những vần thơ cuối cùng của bài còn cho thấy tầm nhìn xa trộng rộng, tấm lòng nhân văn sâu sắc của nhân vật trữ tình.
Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng – Mẫu 5
Trong sự nghiệp văn học của mình, Trương Hán Siêu sáng tác không nhiều nhưng có lẽ chỉ cần một Bạch Đằng giang phú cũng đủ để làm nên tên tuổi của ông. Đọc bài ca, hầu hết mọi người đều chung ý nghĩ: nhân vật “khách” là sự phân thân của chính tác giả và sự xuất hiện của nhân vật này có ý nghĩa khá quan trọng.
Mở đầu bài phú, hình tượng nhân vật “khách” hiện lên gây ấn tượng trong mỗi chúng ta bởi thú tiêu dao. “Khách” dạo chơi phong cảnh để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, để nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. Tư thế của “khách” là tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao:
Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết
Tráng chí của “khách” thực ra cũng chính là tráng chí của Trương Hán Siêu. Nó được gợi lên từ các địa danh mà “khách” đã đi qua. Có những địa danh “khách” đi qua bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng:
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt
Không gian “khách” đi qua thường là không gian rộng lớn như biển lớn (lướt bể chơi trăng), sông hồ (Cửu Giang, Ngũ Hồ), là những vùng đất nổi tiếng như Tam Ngô, Bách Việt, Vân Mộng… Những chuyến phiêu lưu trong tưởng tượng như thế thể hiện tráng chí bốn phương của “khách”. Điều đáng quý là không vì mải miết chơi xa mà “khách” quên yêu những thắng cảnh của đất nước mình. Và đó là lí do “khách” dừng chân ở sông Bạch Đằng:
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Để rồi, thuyền trôi đến nơi đâu trên dòng sông ấy, trong lòng “khách” cũng sống lên những cảm xúc tự nhiên, chân thành. Có khi tráng chí cất cánh cùng thiên nhiên hùng vĩ:
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Cũng có khi lòng “khách” lắng vào cảnh vật ảm đạm, hiu hắt:
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gẫy, gò đầy xương khô
Sự xuất hiện của “khách” trong Bạch Đằng giang phú gắn với hình ảnh thiên nhiên thể hiện tâm hồn lãng mạn và lòng yêu quê hương đất nước của nhân vật hay cũng chính là của Trương Hán Siêu. Ở phần tiếp của bài ca, nhà văn đã để nhân vật “khách” đối thoại với các bô lão xung quanh chủ đề: cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân đội nhà Trần trước quân Nguyên Mông. “Khách” được các bô lão kể về chiến tích Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã. Sau lời kể về trận chiến là lời bình luận và suy ngẫm của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Trong cuộc đối thoại, nhân vật “khách” đóng vai trò là người lắng nghe câu chuyện, đồng thời là người nói lời cuối cùng, kết lại lời kể và bình luận của các bô lão:
Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.
Có thể nói tư tưởng nhân văn của Trương Hán Siêu được thể hiện đậm nét trong những câu ca này và chính “khách” là người phát ngôn thay cho tác giả. Lời ca của “khách” khẳng định vai trò, vị trí quyết định của yếu tố con người trong công cuộc trùng hưng đất nước. Theo Trương Hán Siêu, thắng giặc không cốt ở đất hiểm mà chủ yếu là đức lớn, là sức mạnh của con người. Không có con người thì những yếu tố “thiên thời, địa lợi” cũng không giúp con người chiến thắng. Lời ca của nhân vật “khách”, thể hiện rõ sự tôn kính đối với hai vị vua triều Trần (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông). Ngợi ca công lao nghìn năm tiết rỡ của con người là cách Trương Hán Siêu thể hiện cảm hứng mang giá trị nhân văn có tầm triết lí sâu sắc.
Như vậy, nhân vật “khách” xuất hiện trong tác phẩm cùng với những ý nghĩa quan trọng. Đây chính là hình ảnh trữ tình của nhà văn Trương Hán Siêu. “Khách”vừa là hình tượng nhân vật trong bài phú, vừa thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc cũng như tinh thần nhân văn cao cả. Từ nhân vật này, ta có thể hình dung một cách rõ ràng về nội dung tư tưởng của sáng tác và tấm lòng yêu nước của Trương Hán Siêu.
Phân tích nhân vật Khách – Mẫu 6
Nhân vật khách là sự hoá thân của tác giả. Nhân vật có thú du ngoạn là để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, sống với thiên nhiên và để nghiên cứu tìm hiểu lịch sử đất nước. Hai câu đầu cho thấy niềm say mê vui thú gió trăng với tâm hồn khoáng đạt, rộng mở. Những địa danh Trung Hoa được nhắc đến cho biết thêm, tác giả cũng đã du ngoạn xứ người qua sách vở, tưởng tượng. Tâm hồn và tri thức nhờ đó mà được bồi dưỡng khá phong phú. Thế nhưng vẫn chưa toại nguyện, tác giả còn khát khao “vẫy vùng” trong bể tri thức cho thỏa tráng chí: Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Tác giả cho rằng mình học Tử Trường (Tư Mã Thiên) đi thú tiêu dao. Điều đó có nghĩa là tác giả không chỉ say mê thiên nhiên đẹp mà còn có ý thức tìm hiểu lịch sử dân tộc, muốn sưu tầm lưu giữ những kì tích, chiến công của nhân dân bao thế hệ mà có thể sử quan triều đình chưa biết hết. Ý thức lịch sử, tinh thần dân tộc của học giả thật đáng ca ngợi. Trở về với những danh thắng của đất nước, tác giả không khỏi sung sướng và tự hào:
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Đây là điểm đến mà tác giả từng chờ đợi, ao ước nên bây giờ tận mắt chiêm ngưỡng mới thật hào hứng, mới thấy hết vẻ hùng tráng và không khí tấp nập ghe thuyền buôn bán của miền đất trù phú. Nếu làm phép so sánh ngầm về danh thắng giữa nước ta với Trung Hoa sẽ thấy tác giả rất đỗi tự hào vì đất nước mình cũng có những danh thắng đâu kém gì. Nhưng tác giả không chỉ đến đây ngắm cảnh mà còn tìm hiểu lịch sử nên nhìn dòng sông qua lớp sóng thời gian, thấy đâu đó trong không gian như còn lưu giữ hình ảnh chiến địa hoang tàn cùng với những ánh hùng chiến trận nay đã thành người thiên cổ:
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Âm hưởng lời ca trầm lắng, suy tư mở ra cảnh đẹp bát ngát, trong sáng êm ả nhưng ảm đạm, đìu hiu. Lời ca chứa đựng mối u hoài, mặc tưởng. Trong đó phảng phất nỗi buồn thương cho vật đổi sao dời: chiến trường oanh liệt, những dũng tướng oai hùng đã phai nhoà theo dấu vết thời gian. Nỗi thương tiếc quá khứ ấy đã biểu hiện tấm lòng yêu kính tiền nhân. Hình ảnh khách hiện lên trong đoạn đầu có tâm hồn đẹp và giàu ý thức dân tộc.
Chiến trận Bạch Đằng xưa hiện ra qua lời kể của các bô lão. (Từ câu: Bên sông các bô lão… đến câu: Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh). Bô lão là nhân vật tập thể, là người địa phương, nhưng cũng có thể là tác giả. Thái độ của bô lão với khách: vừa tôn kính (vái tạ) vừa nhiệt tình, hăm hd kể chuyện xưa. Họ cũng hãnh diện tự hào về quê hương lịch sử của mình qua câu ca dài hơi như lịch sử giữ nước:
Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt
Ô Mã cũng là bãi đất xưa, thuở trước
Ngô chúa phá Hoằng Thao.
Họ đã tái hiện cảnh chiến trường qua bút pháp chấm phá:
Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến lũy bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời chừ sắp đổi.
Cách kể chuyện khá tài hoa, cô đọng, chỉ điểm qua những nét chính mà dựng cả quang cảnh, diễn biến và không khí chiến trường. Cuộc chạm trán trên sông thật dữ dội hoành tráng, trận kịch chiến đối đầu giằng co quyết liệt, long trời lở đất, mịt mù khói lửa. Biện pháp thậm xưng đã thể hiện khí thế ngất trời, cuối cùng chiến thắng vẻ vang thuộc về quân ta, làm nổi rõ “hào khí Đông A” một thời. Lời bình của người kể:
Bọn giặc tham lam, bất nghĩa nên thất bại. Đó là nỗi nhục của quân thù không thể phai và là tấm gương soi cho lịch sử: Đến nay nước sông tuy chảy hoài Mà nhục quân thù khôn rửa nổi! Ta chiến thắng tưng bừng là nhờ địa thế hiểm trở và nhờ nhân tài. Lời bình vừa tự hào vừa khâm phục, ca ngợi lịch sử giữ nước hào hùng:
Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cùng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.
So sánh trận Bạch Đằng với những trận chiến nổi tiếng của Trung Hoa như Xích Bích, Hợp Phì, là cho thấy sự nổi tiếng và tầm oanh liệt ngang nhau, khẳng định trang trọng tài trí Ngô Quyền và vua tôi nhà Trần là bất tử. Sự so sánh còn thể hiện niềm tự hào dân tộc. Đoạn phú tự sự đậm chất sử thi, anh hùng ca và niềm tự hào lịch sử qua giọng kế hào hứng, dõng dạc, trang nghiêm,
Lời ca cuối của các bô lão:
Sông nước hùng vĩ chảy muôn đời.
Anh hùng chính nghĩa sẽ để tiếng thơm cho muôn sau.
Đó là chân lí vĩnh viễn. Lời ca sảng khoái, tự hào vang mãi cùng sông nước và hình bóng các bô lão cũng theo thuyền khuất dần sau bờ lau cao.
Lời ca của khách điệp theo: (Còn lại)
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch hai lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
Tác giả cũng ca ngợi công đức, tài năng của hai vị vua nhà Trần: Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông nhưng khác với các bô lão, Trương Hán Siêu đề cao vai trò của con người chứ không phải nhờ địa thế hiểm yếu và bổ sung lẽ sống đạo đức của giống nòi. Đó là chân lí, lẽ phải làm nên chiến thắng.
Lời kết thúc bài phú vừa bộc lộ lòng tự hào dân tộc vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp. Giá trị nội dung: Qua việc tái hiện chiến thắng lịch sử hùng tráng trên sông Bạch Đằng và lời bình luận, bài phú đã ca ngợi sự tích anh hùng, niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Đây là tác phẩm tiêu biểu của thơ văn yêu nước thời Lí – Trần. Giá trị nghệ thuật: Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ trang trọng giàu sức biểu hiện, hình tượng nghệ thuật sinh động (khách, bô lão, cảnh chiến trường…), giọng điệu phong phú…
Phân tích nhân vật Khách – Mẫu 7
Văn học dân tộc đã từng ghi lại biết bao nhiêu những hình tượng đẹp. Là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với bao nỗi trăn trở sục sôi về tinh thần tướng sĩ trong bài hịch bất hủ. Là vua Lí Công Uẩn đầy khảng khái, hi vọng về tương lai đất nước trong Chiếu dời đô. Là bậc khai quốc công thần Nguyễn Trãi hào sảng, khí thế trong Đại cáo bình Ngô. Và khoảng sau 50 năm sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng, có một Trương Hán Siêu đầy hoài niệm về những chiến công trong lịch sử dân tộc trong Phú sông Bạch Đằng. Nhưng để bộc lộ, giãi bày xúc cảm ấy, bậc nho sĩ thời Trần đã gửi gắm qua hình tượng nhân vật khách, một sáng tạo thành công về mặt nghệ thuật đưa Phú sông Bạch Đằng trở thành một trong số những tác phẩm xuất sắc của thơ văn trung đại.
Theo đặc trưng của loại phú cổ thể, khách là một nhân vật được tác giả hư cấu, tưởng tượng, xây dựng theo hình thức đối đáp với một nhân vật nào đó (trong bài này là với các vị bô lão). Ở Phú sông Bạch Đằng, khách trở thành hình tượng trung tâm. Tác phẩm xét về mặt cấu trúc văn bản vẫn đáp ứng đầy đủ bốn đoạn thông thường (mở, giải thích, bình luận và kết), tuy nhiên cũng hoàn toàn thể cảm nhận bài phú dựa trên mạch cảm xúc của nhân vật khách. Đó là sự bộc bạch cái tráng trí bốn phương tha thiết và là nỗi niềm về cả một thời dĩ vãng oanh liệt của dân tộc năm xưa trên sông Bạch Đằng. Có lẽ bởi vậy nhiều người hiểu rằng khách chính là cái tôi của tác giả, là sự hóa thân tài tình của một bậc thi sĩ, một du sĩ và một đấng anh hùng chất chứa nhiều tâm sự về đất nước. Và mở đầu bài phú, khách đã xuất hiện trong tâm thế của một đấng mặc khách, tao nhân, một nghệ sĩ lãng mạn, phóng khoáng, mang theo cái tráng trí bốn phương.
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
…
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao
Qua những hình ảnh có tính ước lệ, cường điệu giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, sớm gõ thuyền, chiều lần thăm khách hiện lên trong dáng vẻ của một con người có tâm hồn khoáng đạt, thích ngao du. Vị mặc khách ấy như thể đang vi vu với gió trăng, trời bể suốt tháng ngày. Hai từ láy chơi vơi, mải miết càng tô đậm thêm sự say mê, đắm chìm trong giấc mộng hải hồ. Phép liệt kê đã đưa khách viễn du đến những cảnh đẹp của Trung Quốc, rồi lại trở về lướt thuyền tới sông Bạch Đằng. Những vùng đất bắc phương kia, dẫu khách chưa từng đặt chân đến, có khi chỉ biết qua sách vở nhưng đã thể hiện sự hiểu biết rộng của một bậc nho sĩ và cái tráng trí bốn phương của kẻ lãng du. Đi để khám phá thiên nhiên, để mở mang tri thức. Vì thế cứ nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, dù vài trăm trong dạ cũng nhiều nhưng tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết. Khát vọng, hoài bão được thưởng ngoạn, ngao du cứ thế mà bay bổng. Nên điển tích Tử Trường không phải để học cách ghi chép sử kí, mà là học cái thú tiêu dao. Sự học ấy là để hòa mình vào thắng cảnh, nghiên cứu lịch sử, trau dồi học thức và cũng để giãi bày tâm sự. Thế rồi cảnh ấy cũng hiện ra:
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều
…Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu
Theo cánh buồm lướt nhẹ, khách từ từ qua từng điểm rồi đến với sông Bạch Đằng. Và một cảnh tượng ngỡ ngàng hiện ra trước mắt: một khung cảnh tuyệt đẹp của mùa thu. Bút pháp miêu tả đầy lãng mạn, một bức tranh thủy mặc trên dòng sông đẹp ở từng đường nét. Có cái bát ngát sóng kình muôn dặm của một Bạch Đằng không bao giờ ngơi nghỉ, có cái thướt tha của những con thuyền như đuôi trĩ một màu và cảnh trời, sắc nước mênh mông như hòa lẫn vào nhau của một Bạch Đằng thơ mộng, hiền hòa. Phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên, bằng con mắt của người nghệ sĩ và cả cái cảm quan đầy chất họa, Trương Hán Siêu mới vẽ được một bức tranh mùa thu đẹp như vậy. Cho nên cảm xúc cứ tự nó reo vui, thích thú trong tâm hồn của khách hải hồ. Có thể thấy, ngay ở những dòng đầu tiên của bài phú, khách đã tạo nên một tâm thế với tráng trí bốn phương rộng lớn của một nghệ sĩ lãng mạn, phóng khoáng và một bậc nho sĩ uyên bác.
Niềm xúc cảm trước thiên nhiên đẹp của bậc tao nhân, thi nhân có tráng trí hùng tâm ở trên khiến ta liên tưởng thấy bóng dáng của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Thu ăn măng trúc đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” (Nhàn) nhưng họ Trương không bày tỏ đạo lý thanh cao như Trạng Trình; thấy cả bóng dáng Cao Bá Quát “Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng/ Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) nhưng môn khách Trần Quốc Tuấn không bộc lộ sự chua xót, bất đắc chí như Cao Tử. Trương Hán Siêu đến với thiên nhiên vừa để thỏa chí lãng du vừa để đáp ứng lòng mong mỏi hiểu biết nhiều hơn về phong cảnh nước mình và giãi bày niềm tự hào về những công hiển hách của cha ông ta trước đây. Bởi vậy, khách mới hiện lên chân dung của một trí thức yêu nước, nặng lòng với non sông. Nhưng ngay trong khoảnh khắc hiện tại, đối diện với Bạch Đằng, cảm xúc vui tươi trước vẻ đẹp của nó chẳng còn, bởi khung cảnh của chiến tích năm xưa giờ chỉ là:
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
…Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Bút pháp tả thực dường như đã vẽ nên một khung cảnh hoàn toàn đối lập. Khách nhìn về trận địa năm xưa sao ảm đạm, thê lương! Những bờ lau, bến lách qua hai từ láy san sát, đìu hiu mà đượm buồn. Dòng sông cuồn cuộn sóng khí thế năm xưa giờ chỉ còn giáo gãy, xương khô mà bi thảm. Trong khung cảnh ấy, tâm hồn của mặc khách kia bỗng trùng xuống, có ánh mắt u buồn, có cái nín lặng, cúi đầu mà thương tiếc, xót xa, ngậm ngùi. Cảm xúc thay đổi một cách nhanh chóng đầy thương cảm, bởi sức mạnh ăn mòn vạn vật của thời gian đã làm phai mờ dấu tích oai hùng một thời. Mà sau này nhà thơ Nguyễn Trãi cũng không tránh khỏi được điều đó khi tới đây:
Việc trước quay đầu ôi đã vắng
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng
(Cửa biển Bạch Đằng)
Thế là bao nhiêu thương cảm dồn nén ấy hóa ra lại đẩy lên trong lòng thi nhân một ước vọng được một lần nữa sống lại những khoảnh khắc oai hùng như thuở xưa. Bởi vậy mới có nhân vật các vị bô lão – những người trong cuộc, đã chứng kiến, đã tham gia, giờ đây tái hiện, phục chế lại quá khứ ấy để gieo vào lòng mặc khách niềm tự hào, kiêu hãnh của những chiến thắng lẫy lừng trên dòng sông lịch sử năm xưa. Ca ngợi sông Bạch Đằng là con sông huyền thoại, nổi tiếng nhất quả không sai. Vì hai trận đánh của Trùng Hưng nhị thánh và Ngô chúa năm xưa đã không cho kẻ thù một chút hiển vinh, làm lay động cả trời đất, vũ trụ là ở con sông ấy. Biết bao nhiêu cảm hứng lịch sử ùa về trong lời kể. Tuy nhân vật khách không hề tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão, nhưng chúng ta vẫn nhận ra khách tuy ẩn đi mà vẫn hiện ra bằng cảm xúc. Lối kể mang đậm chất ước lệ, cường điệu pha lẫn cảm hứng vũ trụ đã tái hiện sống động, hoành tráng, hào hùng những trận đánh năm xưa.
Từ lúc được thua chửa phân, ánh nhật nguyệt phải mờ, trời đất sắp đổi đến khi kẻ thù tan tác tro bay, hoàn toàn chết trụi, nỗi nhục nhã muôn đời không rửa nổi. Đằng sau tất cả là niềm tự hào, hứng khởi của khách. Bao cảm xúc buồn thương trước đó tan biến, nhường chỗ cho sự kiêu hãnh, mãn nguyện, thán phục về một thuở quá đỗi hào hùng, về một truyền thống yêu nước bất diệt không bao giờ mất. Khách cứ thế mà đồng tình với cách cắt nghĩa nguyên nhân những thắng lợi ấy của các vị bô lão. Cũng là một người am hiểu, thấu trọn lẽ đời và cốt lõi lịch sử, khách nhận ra thiên có thời, địa có lợi nhưng nhân phải có hòa mới làm nên được thành công. Và khách dành trọn sự ngợi ca của mình đến những con người anh hùng ấy, đặc biệt là những bậc thánh đế minh vương biết thu phục lòng dân, giữ cuộc điện an bằng đức cao sáng chói mới thấm nhuần được non sông, mới ghi tạc vào lịch sử những chiến công hiển hách đến vậy. Lời ca cuối cùng của khách như âm vang theo nhịp sóng Bạch Đằng:
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao
Phải chăng Bạch Đằng giang cuồn cuộn sóng chảy ra biển Đông cũng là lòng người thi nhân cuồn cuộn sóng? Có cái cuồn cuộn mạnh mẽ về một quá khứ xa xưa, nhưng cũng có cái cuồn cuộn cảm khái, ưu tư về thế thời, xã tắc lúc bấy giờ. Khách bởi vậy mà đã khơi dậy những giá trị lịch sử rất đỗi thiêng liêng của dân tộc, đề cao vị trí, vai trò của con người trong lịch sử nhưng cũng ngầm chuyển tải tâm sự thời thế mà ông chẳng thể nói ra.
Qua bút pháp rất đặc trưng của thơ văn trung đại, nhân vật khách đã được khắc họa thành công trong bài phú, trở thành một hình thượng nghệ thuật đặc sắc của văn học thời kỳ này. Có thể nói, khách đã hội tụ, kết tinh hết thảy những phẩm chất con người của chính tác giả. Khách đã khẳng định cái tôi đậm chất nghệ sĩ hoài cổ mà từ đó giúp Trương Hán Siêu chuyển tải những giá trị tư tưởng có tính lịch sử thiêng liêng và truyền thống vẻ vang của dân tộc trong bài phú.
Phân tích nhân vật Khách – Mẫu 8
Không biết tự bao giờ, sông Bạch Đằng đã đi vào thi ca như một nguồn cảm hứng vô tận. Trong bài “Bạch Đằng giang”, Nguyễn Sưởng có viết:
“Mồ thù như núi, cỏ cây tươi
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết
Nửa do sông núi lửa do người.”
Bài thơ tuy ngắn nhưng thật cường tráng hào hùng, khắc họa một dòng sông son ghi dấu biết bao chiến công của lịch sử nước Việt. Cũng cùng nội dung đó nhưng Trương Hán Siêu lại sử dụng thể phú cổ thể rất độc đáo trong tác phẩm mang tên “Phú sông Bạch Đằng”. Bài phú được coi là một áng văn mẫu mực của văn học trung đại, thể hiện rõ nét hào khí Đông A. Hơn thế nữa, qua hình tượng nhân vật khách ta còn thấy được vẻ đẹp tráng chí của người anh hùng thời Trần cũng như âm hưởng chiến trận vang mãi đến muôn đời.
Như chúng ta đã biết, Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, nay thuộc Ninh Bình. Ông vốn là môn khách trong nhà của Trần Hưng Đạo, làm quan bốn đời vua Trần, từng giữ chức hàn lâm viện học sĩ. Về chính sự, theo lịch sử ghi chép, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1288, ông đã cùng Trần Quốc Tuấn thao lược, chỉ huy quân ta đại thắng dẹp tan kẻ thù xâm lược. Về văn học, số lượng tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng nổi bật nhất vẫn là “Phú sông Bạch Đằng”.
Bài phú phỏng đoán được viết vào năm 1341-1269 (dưới đời Trần Dụ Tông). Thời gian này nhà Trần đang có dấu hiệu suy thoái, những chiến tích vang dội trên sông Bạch Đằng đã dần bị lu mờ bởi lớp bụi thời gian. Với tư cách của một nhà hoạt động xã hội, Trương Hán Siêu không thể bàng quan trước tình cảnh đó. Vì vậy ông việt Phú sông Bạch Đằng nhằm thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc, đưa ra những chân lí đúng đắn của mọi thời đại. Qua sự phân thân của tác giả dưới hình tượng nhân vật khách, Trương Hán Siêu muốn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với những giá trị lịch sử cao đẹp. Xuyên suốt ba phần của bài phú là lối trò chuyện đối đáp giữa chủ và khách, có sự mạch lạc thống nhất giữa các đoạn. Tác giả đi từ giới thiệu nhân vật khách và bô lão rồi đến những suy ngẫm bình luận để tạo nên một cái nhìn tổng quan và toàn diện. Thật bất ngờ khi ngay từ đầu bài phú, tác giả đã viết:
“Khách có kè:
Giương buồm giăng gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Nhân vật trữ tình hiện lên với hình ảnh của một tráng trí có tâm hồn phóng khoáng thích du ngoạn để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên. Dường như với người khách nhàn tản ấy thì không gì bằng việc chơi vơi trên sống nước, mải miết nhặt ánh trăng vàng, thả hồn với thiên nhiên, thắng tích cùng một tâm hồn đong đầy gió trăng. Thế nhưng cái thú tiêu dao đối với khách không chỉ là để thưởng thức vẻ đẹp của đất nước mà còn là nghiên cứu cảnh trí và bồi bổ tri thức. Người xưa có câu: “Nuốt tám chín cái đầm vân mộng vào bụng để đo chí làm trai”. Vậy mà du khách lại nói: “Đầm vân mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều / Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”. Có thể thấy rằng, nhân vật khách mang một khát vọng lớn lao, hoài bão cháy bỏng được đi nhiều nơi, trải nhiều điều. Tráng trí bốn phương, học vấn uyên thâm và ước vọng đó đồng thời cũng là của Trương Hán Siêu.
Điều đó được gợi lên qua hai loại địa danh: loại đi qua bằng sách vở, trí tưởng tượng như Cửu Giang, Nguyên Tương, Vũ Huyệt… và loại đi qua bằng thực tế trải nghiệm như Đông Triều Bạch Đằng, Đại Thần… Nhân vật khách học theo Tư Mã Thiên, coi những cuộc du ngoạn như để mở mang trí thức cho bản thân và lịch sử nước nhà. Khách không chỉ đến thăm danh lam thắng cảnh mà còn đặt chân đến những nơi được coi là chứng tích lịch sử để rồi được cảm nhận lịch sử trong một ko gian thực tế, khoáng đạt. Đó chính là minh chứng cho tình yêu thiên nhiên, thích du ngoạn của khách. Giống như Tản Đà từng viết: “giang hồ mê chơi quên quê hương”. Hơn nữa các không gian mà khách nói đến là những nơi rất rộng lớn, mênh mông, tự do và khoáng đạt khiến họ giương buồm giong gió lướt bể chơi trăng mải miết mà vẫn chưa thỏa. Qua đây, tác giả càng làm nổi bật cốt cách thanh cao của kẻ sĩ: yêu thiên nhiên, sống tự do chan hòa, coi thường địa vị tiền tài phù phiếm của đời người.
Trước vẻ thơ mộng của Bạch Đằng giang, khách phải dừng lại để ngắm cho kĩ và nghĩ cho thấu. Sông Bạch Đằng hiện lên với một bề rộng bát ngát và một chiều dài mênh mông. Thời điểm cuối thu, sóng biếc nhấp nhô cuồn cuộn. nước trời hòa cùng với màu xanh bao la. Những con thuyền nối đuôi nhau trên sông, theo sau những con sóng vẫy vùng. Quả là cảnh sông nước hùng vĩ lại nên thơ đến lạ! Tác giả đã dùng bút pháp tả thức, khắc họa cảnh núi non bờ bãi của Bạch Đằng giang. Phong cảnh ba thu hiu hắt đượm buồn như báo trước ngã rẽ của cảm xúc. Trong cái nên thơ trữ tình, sông Bạch Đằng cũng tiềm tàng những dấu tích của chiến công lịch sử: “bờ lau san sát bến lách đìu hiu/ sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”.
Cảm xúc về chiến trường xưa trong quá khứ khiến nhà thơ như nhìn thấy sóng chìm giáo gãy. Trên đống gò hoang là xương trắng phơi đầy của những người đã bỏ mình trong trận đánh lịch sử, giống như trong thơ của Nguyễn Trãi: “ngạc chặt kình băm non lởm chởm/ giáo chìm gươm gãy bãi giăng giăng”. Trương Hán Siêu như một người họa sĩ vẽ lên những nét bút rất mượt mà gợi cảm, ẩn dụ khiến người ta liên tưởng xa xôi và mới mẻ. Những câu văn biền ngầu như những con ngựa sóng đôi tạo nên hiệu quả nghệ thuật rất giá trị. Tự hào là thế nhưng đâu đó trong tác giả vẫn là nỗi tiếc nuối, cảm thương rất xúc động vì chiến trường oanh liệt giờ đã trơ trọi hoang vu. Thời gian đã phủ một lớp bụi mờ trên những trang sử vàng:”buồn vì cảnh thảm, đứng thẳng giờ lâu/ thương nỗi anh hùng đâu vắng tá”/ tiếc thay dấu vết luống còn lưu!”. Cũng trong mạch cảm xúc đó, nhân vật khách bâng khuâng một nỗi niềm tiếc thương, biết ơn các vị anh hùng xưa đã đem xương máu để đổi lấy hòa bình. Đứng trước dòng chảy lịch sử, khách cất lên lời ca đầy tình nghĩa thủy chung uống nước nhớ nguồn.
Kết thúc bài phú là phần bình luận của khách với các bô lão về sông Bạch Đằng, về đất nước và con người Đại Việt. Sông Bạch Đằng đã trở thành mồ chôn lũ giặc, là tấm gương thanh lọc phán xét công minh hiền hậu với chân lí ngàn đời: những kẻ bất nghĩa như Lưu Cung thì tiêu vong còn những người anh hùng như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo sẽ được lưu danh tiếng thơm muôn thưở. Khách nối tiếp các bô lão ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quân là Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nước: “bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. Nói như vậy, tác giả muốn khằng định nhân tố quan trọng làm nên chiến thắng là đức độ của người lãnh đạo, là yêu nước thương dân, là tinh thần đoàn kết và cảnh giác trước giặc ngoài. Điều này đã nâng ý nghĩa nhân văn của tác phẩm lên tầng sâu sắc và khái quát hơn.
Lời ca của khách đã khép lại bài phú đồng thời ngợi ca hào khí Đông A, gợi lại không khí hào hùng của âm hưởng cuộc chiến. Qua nhân vật khách tác giả thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc rất sâu sắc. Lời văn linh hoạt hàm súc đan xen yếu tố tự sự biểu cảm. Vì thế tác phẩm được coi là đỉnh cao của thể phú trong kho tảng văn học trung đại Việt Nam. Hơn thế nữa, bài phú còn gửi gắm nhiều quan niệm nhân sinh và triết lí tích cực rất cần thiết trong cuộc sống con người. Quả là áng văn hay sang mãi đến muôn đời!
Phân tích nhân vật Khách – Mẫu 9
Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã ghi lên trang sử nước nhà những trận thuỷ chiến thành công vang dội. Trong số những dòng sông, cửa biển in đậm dấu ấn lịch sử, Bạch Đằng là con sông nổi tiếng nhất, oai hùng nhất. Ngợi ca con sông huyền thoại, Nguyễn Trãi viết Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Sưởng sáng tác Bạch Đằng giang, và nổi bật hơn cả là Trương Hán Siêu với tuyệt tác Bạch Đằng giang phú. Xuyên suốt tác phẩm nổi bật lên hình tượng nhân vật khách đầy ấn tượng.
Nhà thơ Trinh Đường viết “Bạch Đằng, chói lọi vinh quang của đất nước Việt Nam anh hùng” bởi lẽ trên dòng sông thuộc tỉnh Quảng Ninh này đã diễn ra những trận đánh toàn thắng, để lại tiếng vang muôn đời. Năm 938, Ngô Quyền đuổi sạch quân Nam Hán. Năm 1288, vua Trần đánh tan giặc Mông – Nguyên. Để tái hiện lại những chiến tích này và bày tỏ lòng tự hào về một dân tộc tài trí, anh dũng, tráng sĩ họ Trương cho ra đời Bạch Đằng giang phú. Có lẽ bài phú được môn khách của Trần Hưng Đạo viết sau chiến thắng Mông – Nguyên khoảng 50 năm. Nổi bật trong bài phú là hình tượng nhân vật khách và nhân vật bô lão.
Cùng tạo nên tính khách quan cho tác phẩm nhưng trong khi nhân vật bô lão dẫn chuyện thì nhân vật khách lại đóng vai trò khẳng định tầm quan trọng của con người trong cuộc chiến và thể hiện cảm xúc của bài phú. Sự hoá thân tài tình của tác giả vào hình tượng khách góp phần không nhỏ tạo nên thành công của tác phẩm. Mở đầu Bạch Đằng giang phú, nhân vật khách hiện lên với tình yêu thiên nhiên, học vấn sâu rộng và tráng chí bốn phương:Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Lời giới thiệu cho thấy tâm hồn thi sĩ đầy lãng mạn trong nhân vật khách. Là một người ưa thích ngao du đó đây, nhân vật khách “tham quan” nhiều địa danh nổi tiếng của nước bạn như sông Nguyên, sông Tương, đầm Vân Mộng,… qua sách vở mà vẫn thấy chưa đủ với “tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”. Điều này chứng tỏ vốn kiến thức uyên thâm, lòng ham hiểu biết, mong muốn tìm tòi ở nhân vật này. Trương Hán Siêu “học Tử Trường chừ thú tiêu dao” đi du ngoạn thiên nhiên để hòa mình vào thắng cảnh, nghiên cứu lịch sử, trau dồi học thức, giãi bày tâm sự. Đến đây, người đọc bắt gặp bóng dáng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
hay Cao Bá Quát trong
Phía bắc núi Bắc, núi muôn lớp
Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt,…
Không bày tỏ đạo lý thanh cao như Trạng Trình, không bộc lộ sự chua xót, bất đắc trí như Cao Tử, tác giả đến với thiên nhiên với lòng mong mỏi hiểu biết nhiều hơn về phong cảnh đất nước mình, với niềm tự hào về những chiến công hiển hách của cha ông. Không còn trong những chuyến viễn du tưởng tượng, sông Bạch Đằng, một địa danh thưc hiện lên trước mắt nhân vật trữ tình:
Quả cửa Đại Than,Ngược bến Đông Triều.
Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chiều.
Đứng trước di tích lịch sử, tâm trạng nhân vật trữ tình biến đổi từ tự hào, vui tươi đến u buồn ảm đạm.
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc,
Phong cảnh: ba thu.
Bạch Đằng đương ở tháng thứ ba của mùa thu, thấm đẫm sắc xanh của nước trời. Được ngắm con sông hùng vĩ, đẹp nên thơ, trong lòng tác giả không khỏi tấm tắc ca ngợi, phấn khởi và tự hào vì được sống trong cảnh thái bình. Đối lập với sự hùng tráng của thắng cảnh trong hiện tại là nét bi tráng của bãi chiến trường trong quá khứ. “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.” Những từ láy gợi hình, gợi cảm khoác lên con sông Bạch Đằng vẻ đượm buồn, sức mạnh ăn mòn vạn vật của thời gian làm phai mờ dấu tích oai hùng một thời. Không những buồn, nhân vật trữ tình còn hết sức chua xót và thương cảm bởi hậu quả kinh khủng mà chiến tranh để lại trên dòng sông lịch sử: “Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”. Con sông Bạch Đằng đã nhấn chìm bao xương máu, nuốt trôi bao sinh mạng của những nạn nhân trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tác giả chỉ có thể ngậm ngùi:
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
Tâm trạng của Thăng Phủ bấy giờ cũng giống với tâm trạng của những thi sĩ đã từng tới đây. Nguyễn Trãi than: Việc trước quay đầu ôi đã vắng Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.Sau khi lắng nghe những lời kể chân thực và sinh động của các bô lão về hai trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng, nhân vật khách ca rằng:
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
Lời bình cuối bài phú đã nêu ra chân lý bất biến về vai trò và tầm quan trọng của con người trong cuộc chiến. Khác với quan điểm của Nguyễn Sưởng trong Bạch Đằng giang:
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết
Nửa do sông núi, lửa do người.
Trương Hán Siêu khẳng định yếu tố quyết định thắng lợi của quân ta trên sông Bạch Đằng là nhờ vào mưu lược, tài trí của hai vị vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và sự anh dũng, xả thân vì nghiệp lớn của những tướng sĩ, đặc biệt là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Khi giặc đến, vua hỏi Trần Hưng Đạo nên làm thế nào, ông tâu “Năm nay thế giặc nhàn”. Cái “nhàn” ấy là sự đúc kết kinh nghiệm từ hai cuộc kháng chiến trước, là đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc, là biết khoan thư sức dân.
Qua đó ta thấy, người đứng đầu một nước không chỉ vận dụng cái tài để bài binh bố trận trên sa trường mà còn lấy chữ “đức” để trị dân: “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đức độ của nhà vua không chỉ thể hiện chốn điện các mà còn bộc lộ trên sa trường, như Quốc tộ đã viết:Vô vi nơi điện các Xứ xứ tức đao binh. Xuyên suốt bài phú, trong việc xây dựng hình tượng nhân vật khách, Trương Hán Siêu vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật. Trong lời giới thiệu đầu bài, tác giả kết hợp phương pháp liệt kê với bút pháp ước lệ khi nhắc đến những địa danh mà nhân vật trữ tình “đi” qua trong tưởng tượng:
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt
Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.
Tiếp đến, khi miêu tả con sông huyền thoại trong quá khứ và hiện tại, ông sử dụng cả biện pháp tả thực và lối nói phóng đại cùng dùng những từ láy gợi hình như “bát ngát”, “thướt tha”, “san sát”, “đìu hiu”, qua từng câu câu chữ của Thăng Phủ, Bạch Đằng hiện lên đầy kiêu hùng, bi tráng. Chưa hết, góp phần tạo nên thành công cho Bạch Đằng giang phú là cách truyền tải cảm xúc theo từng khung cảnh, giọng điệu của nhân vật khách thay đổi từ vui tươi, hưng phấn, tự hào đến trầm buồn, bi thương và tiếc nuối. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng những câu văn linh hoạt và cách ngắt nhịp bằng chữ “chừ” – từ đệm đặc trưng của thể phú giúp lời lẽ thêm uyển chuyền, nhịp nhàng.
Qua hình tượng nhân vật khách trong Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu bộc lộ đôi nét về bản thân: lòng ham học hỏi, tráng chí bốn phương, tình yêu tha thiết với thiên nhiên. Bên cạnh đó, tác giả bày tỏ tâm trạng của ông, cũng như bao người dân đất Việt trước những chiến công hiển hách, oanh liệt trên con sông Bạch Đằng. Đó là niềm tự hào về cha ông, về dân tộc, là lòng yêu nước yêu quê tha thiết, là sự thương xót và nuối tiếc cho chiến tranh thảm khốc. Không chỉ có vậy, tác giả còn khẳng định vai trò của con người trong cuộc chiến, ngợi ca tài đức của các vị thánh quân.
Nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng – Mẫu 10
Sông Bạch Đằng đã là một địa danh quen thuộc, là chứng nhân lịch sử đã viết lên nhiều mốc son chói lọi trong những trang sử vẻ vang của dân tộc, chính vì thế sông Bạch Đằng đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho nhiều thi nhân văn sĩ, cho ra đời những tác phẩm khá nổi tiếng. Một số tác phẩm ví như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông, Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân hay Bạch Đằng giang của Nguyễn Xưởng,… Trong đó phải kể đến một tác phẩm thuộc thể loại phú rất nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam ấy là bài Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu. Phần đầu của tác phẩm nổi lên hình tượng của và cảm xúc của nhân vật “khách” khởi đầu cho cả tác phẩm phú với lối đối đáp “chủ-khách”.
Trương Hán Siêu (?-1354), quê ở huyện Yên Ninh nay thuộc thành phố Ninh Bình, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của thời trung đại đồng thời cũng một nhà chính trị xuất sắc dưới thời Trần. Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, trong suốt 4 đời vua Trần ông luôn được giao phó những chức vụ quan trọng, ông cũng có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 và lần 3. Về sự nghiệp văn chương, hiện còn lưu giữ 17 bài thơ và hai tác hẩm văn xuôi, trong đó xuất sắc nhất được gọi là kiệt tác là bài Phú sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu được các vua Trần rất mực kính trọng, tôn gọi là thầy chứ không gọi bằng tên húy, khi mất ông đã được truy phong là Thái bảo, Thái phó thờ ở Văn miếu Quốc tử giám.
Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Trương Hán Siêu, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý – Trần, là đỉnh cao nghệ thuật của thể loại phú trung đại, tác phẩm còn được tôn vinh là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Không rõ tác phẩm được sáng tác năm nào, nhưng theo 1 số nghiên cứu thì bài phú được sáng tác khoảng sau chiến thắng quân Mông – Nguyên 50 năm, khi nhà Trần bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái.
Trong bài hình tượng nhân vật “khách” xuất hiện đầu tiên với những chuyến du ngoạn trên 2 loại địa danh, thứ nhất là du ngoạn trên các địa danh nổi tiếng trong các điển cố của Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Đây đều là những danh thắng đẹp và rộng lớn của Trung Quốc, đến với các địa danh này, tác gỉa đã du ngoạn qua sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Thứ hai tác giả du ngoạn thực tế trên các địa danh của đất Việt: Cửa Đại Thanh, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng, đều là những địa danh khoáng đạt rộng lớn, đẹp đẽ và đặc biệt là chúng đã từng ghi dấu son trong lịch sử. Chúng hiện lên trước mắt của Trương Hán Siêu với hai đặc điểm lớn, đầu tiên là sự thơ mộng hùng vĩ “Bát ngát sóng kình muôn dặm”, dưới tầm mắt tác giả những con sóng của sông Bạch Đằng đang liên tiếp trải dài đến vô cùng vô tận, cùng với đó từ “bát ngát” lại dễ khiến người ta liên tưởng đến sự rộng lớn, hùng vĩ của khung cảnh sông nước.
“Thướt tha đuôi trĩ một màu”, gợi ra hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau qua lại trên sông, thật mềm mại, duyên dáng và yểu điệu, gợi ra sự thơ mộng của dòng sông Bạch Đằng vốn đã rất hùng vĩ, mênh mông. Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ, nhân vật “khách” còn cảm nhận được cái đìu hiu, lạnh lẽo thể hiện ở hình ảnh “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu”, không một bóng người. Thêm câu “Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, hợp lại khung cảnh hiện lên lại mang thêm màu sắc thê lương, buồn bã, đầy những hoài niệm.
Như vậy qua những cuộc du ngoạn, ta dễ dàng nhận thấy nhân vật “khách” là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt ham thích du ngoạn, mở rộng tầm mắt, với một tâm thế tự nguyện và say sưa, chủ động, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận ngoài thân. Nhân vật “khách” du ngoạn có nhiều mục đích, trước hết là thưởng ngoạn những cảnh sắc tuyệt vời của non sông, sau đó là nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi bổ kiến thức cho bản thân, điều mà “khách” học theo nhà sử gia nổi tiếng Tư Mã Thiên của Trung Quốc. Có thể thấy rằng hình tượng “khách” mà tác giả gây dựng ở đầu bài chính là một phân thân của tác giả, trong bóng dáng của khách ta thấy được bóng dáng của Trương Hán Siêu.
Nhân vật “khách” khi đứng trước những địa danh của đất Việt có nhiều tâm trạng và cảm xúc. Trước hết là nỗi vui mừng trước cảnh đẹp của sông nước vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đó còn là niềm tự hào không giấu nổi trước dòng sông ghi dấu những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó tác giả còn bộc lộ trực tiếp những buồn thương, nuối tiếc trước chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi lại nỗi hoang vu và hiu quạnh khôn xiết, anh hùng nay đã mất, chỉ còn lại những dấu vết cũng sắp sửa phai mờ.
“Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Khách “đứng lặng giờ lâu”, không giấu nổi sự bâng khuâng, hụt hẫng, trống trải, tâm trạng khách có sự thay đổi từ hướng ngoại, phơi phới, sôi nổi vì cảnh sắc nay đã chuyển sang hướng nội, buồn thương nuối tiếc trước dòng chảy lạnh lùng của thời gian, lịch sử, đã phủ mờ lên cảnh cũ người xưa. Ngày nay, chiến trường xưa vốn oanh liệt, nay chỉ còn bờ lau, bến lách chỉ còn sông chìm, giáo gãy chỉ còn “gò đầy xương khô”, những anh hùng một thuở lưu danh trong sử sách những ngày hôm nay “đâu vắng tá” đều đã trở thành người thiên cổ. Đó cũng là những nỗi lo lắng tiềm ẩn, của một chí sĩ yêu nước trước thực cảnh của đất nước vào những năm cuối thời Trần.
Nhân vật “khách” cũng là hiện thân của Trương Hán Siêu, trước tình hình đất nước đang trên đà suy vong, khi trở về thăm lại sông Bạch Đằng, bỗng chốc nảy sinh nhiều cảm xúc, mà phần nhiều đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, nỗi lo cho vận mệnh của dân tộc của một nguyên lão 4 triều. Bên ngoài là cái vẻ thảnh thơi ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ thơ mộng của Đại Việt ta, nhưng ấp ủ trong ấy là bao nỗi lòng hoài niệm, tiếc thương những ngày đất nước thật thái bình thịnh trị, quân đội hùng mạnh, viết nên những trang sử hào hùng. Nhưng giờ cảnh còn người mất, khiến tác giả không khỏi bâng khuâng khỏi lặng người, như vậy mạch cảm xúc tâm trạng của nhân vật “khách” chính là tiền đề khởi nguồn cho những phần tiếp theo của bài phú.
Nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng – Mẫu 11
Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm từ dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật khách.
Nhân vật “khách” chính là lời tự xưng của tác giả, tạo ra được lối đối đáp của “chủ – khách” thường dùng trong thể phú. Trong bài nhân vật khách xuất hiện với những chuyến du ngoạn. Đầu tiên là chuyến du ngoạn trên các địa danh nổi tiếng trong các điển cố của Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Đây đều là những danh thắng đẹp và rộng lớn của Trung Quốc. Thứ hai là các địa danh của đất Việt: Cửa Đại Thanh, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. Đây đều là những địa danh khoáng đạt rộng lớn, đẹp đẽ và đặc biệt là chúng đã từng ghi dấu son trong lịch sử. Thiên nhiên hiện lên trước mắt nhân vật khách khoáng đạt, rộng lớn. Qua đó, nhân vật này hiện lên là người có tráng chí bốn phương. Cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt ham thích du ngoạn. Như vậy, hình tượng “khách” mà tác giả gây dựng ở đầu bài chính là một phân thân của tác giả, trong bóng dáng của khách ta thấy được bóng dáng của nhà thơ.
Ở đoạn tiếp theo, khi đứng trước thiên cảnh sắc thiên nhiên sông Bạch Đằng, nhân vật khách bộc lộ niềm vui mừng trước vẻ đẹp hùng vĩ vừa thơ mộng. Đó cũng là niềm tự hào không giấu nổi trước dòng sông ghi dấu những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Không chỉ vậy, nhân vật khách còn bộc lộ trực tiếp những buồn thương, nuối tiếc trước chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi lại nỗi hoang vu và hiu quạnh khôn xiết, anh hùng nay đã mất, chỉ còn lại những dấu vết cũng sắp sửa phai mờ. Khách đứng trước sông Bạch Đằng hàng giờ, không giấu nổi sự hụt hẫng, trống trạng. Tâm trạng lúc này của khách có sự thay đổi từ hướng ngoại và sôi nổi sang hướng nội và buồn thương nuối tiếc trước dòng chảy lạnh lùng của thời gian, lịch sử:
Nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu.
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Bên sông bô lão hỏi, hỏi ý ta sở cầu?
Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau.
Chiến trường oanh liệt khi xưa, ngày nay chỉ còn lại bờ lau, bến lách, sông chìm, giáo gã. Những vị anh hùng lưu danh sử sách cũng chỉ còn được lưu danh trong thiên cổ. Qua đó, nhà thơ gửi gắm nỗi niềm lo lắng của một người chí sĩ yêu nước trước hoàn cảnh đất nước cuối thời Trần lúc bấy giờ.
Cuối cùng, hình tượng “khách” còn được xuất hiện ở cuối tác phẩm qua những lời ngợi ca hô ứng với lời ca ngợi của các bô lão. Nhân vật khách đã cụ thể hóa chân lý của các bô lão nêu ở trên
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh
Hai vị anh hùng được nhắc chính là Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông sẽ lưu danh muôn thuở, tiếng thơm lưu truyền mãi muôn đời. Nhân vật khách đã ca ngợi dòng sông Bạch Đằng ghi dấu những chiến công anh hùng suốt chiều dài lịch sử đất nước.
Hình tượng nhân vật khách được xây dựng trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng hay cũng chính là đại diện cho Trương Hán Siêu. Những nỗi niềm mà nhân vật khách gửi gắm hay cũng chính là tiếng lòng của chính nhà thơ. Phú sông Bạch Đằng quả là một tác phẩm chứa đựng những giá trị cao đẹp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng 2 Dàn ý & 11 bài phân tích nhân vật Khách tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.