Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Thạch Sanh Viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 10: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Thạch Sanh là một trong những chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Cánh diều tập 1.
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Thạch Sanh mang đến mẫu báo cáo rất hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo nhanh chóng hoàn thiện bài làm của mình. Để viết bài báo cáo hay, cần được diễn đạt một cách ngắn gọn, nêu rõ vấn đề văn học dân gian sẽ được giải quyết và phạm vi của nghiên cứu. Bên cạnh đó các bạn xem thêm viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Thánh Gióng.
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Thạch Sanh
Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là một món ăn tinh thần không thể thiếu với mọi thế hệ. Từ trẻ đến già chắc hẳn mỗi người đều được nuôi dưỡng trong bầu không khí của truyện cổ tích đó. Hẳn câu chuyện về chàng Thạch Sanh tốt bụng, tài giỏi trong câu chuyện cổ tích cùng tên thì mọi thế hệ người Việt Nam đều biết đến. Câu chuyện về cuộc đời đầy gian truân vất vả của Thạch Sanh đã tiếp thêm sức mạnh cho mọi người tin vào luật nhân quả: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Câu chuyện kể rằng ở trong một túp lều nhỏ bìa rừng có chàng thanh niên mồ côi cả cha lẫn mẹ sống một mình bằng nghề đốn củi qua ngày. Lai lịch xuất thân của chàng trai này cũng rất thần kỳ, tương truyền rằng chàng là con của Ngọc Hoàng được cử xuống dân gian để trừ yêu quái, giúp bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Khi lớn lên chàng lại được Ngọc Hoàng dạy nhiều võ nghệ cao cường, có sức khỏe hơn người. Tuy nhiên vì gia cảnh nghèo khó, côi cút không ai nương tựa nên Thạch Sanh cứ sống lủi thủi ở túp lều, chỉ thỉnh thoảng mới ra chợ đốn củi bán.
Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Thạch Sanh chính là gặp Lý Thông. Lý Thông vốn là một tên làm nghề nấu rượu, vì thấy Thạch Sanh thật thà lại khỏe mạnh hơn người nên đã tính toán kết nghĩa với chàng nhằm mục đích lợi dụng chàng. Rồi hắn giả vờ chuốc say chàng lừa chàng đi canh miếu, thực chất là nạp mạng cho chằn tinh. Nhưng hắn không ngờ với võ nghệ cao cường của mình Thạch Sanh có thể giết chết chằn tinh và xách đầu về gặp mẹ con Lý Thông để chịu tội. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh lần thứ hai, hắn cướp công của Thạch Sanh nhận mọi bổng lộc của vua, đẩy chàng trở lại với túp lều cũ nát năm xưa.
Sự bất nhân bất nghĩa của Lý Thông được đẩy lên đến đỉnh điểm khi hắn tiếp tục dồn Thạch Sanh vào chỗ chết, lấy đá lấp miệng hang, cướp công cứu công chúa. Nhưng hắn có ngờ đâu nhờ tài năng của mình Thạch Sanh có thể thoát khỏi hang sâu lại còn cứu được con vua thủy tề, rồi nhờ tiếng đàn thần ai oán của mình mà được giải oan. Rồi chàng lại liên tiếp lập công, đuổi được giặc xâm lược, bảo vệ hòa bình cho nhân dân. Chàng được nhà vua gả công chúa rồi sau này còn được nối ngôi vua.
Sau này khi được trao quyền xử lý tội trạng của Lý Thông, Thạch Sanh đã dùng sự nhân hậu, tử tế của mình, tha tội cho Lý Thông. Nhưng tội ác của hắn không được dung tha, khi đi giữa đường mẹ con hắn đã bị trời phạt, sét đánh chết, và bị hóa thành nhái, suốt ngày kêu rên thảm thiết mỗi khi mưa về.
Xây dựng nhân vật Thạch Sanh với phẩm chất tốt đẹp, lương thiện, ấm áp tác giả dân gian đã gửi gắm ước mơ về chân lý ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, rồi hạnh phúc sẽ đến với những người tốt bụng, hiền lành, và lương thiện. Võ công cao cường, tài năng bắn thiện nghệ của chàng Thạch Sanh còn là hiện thân của hình mẫu những chàng dũng sĩ tài năng, là ước mơ của nhân dân ta về một người anh hùng có võ thuật cao cường, sẵn sàng đứng ra giúp dân trừ gian, diệt bạo, bảo vệ cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Nhan đề Thạch Sanh đã gửi gắm ý nghĩa về hình tượng nhân vật chính trong truyện. Chàng Thạch Sanh dũng cảm, tài trí hơn người, tốt bụng và nhân hậu thuộc motip các nhân vật dũng sĩ quen thuộc của văn học dân gian như Khoa Phụ, chàng Ná, chàng trai trong truyện cổ tích “Bốn anh tài”… phải trải qua muôn vàn những khó khăn, trắc trở, rồi cuối cùng cũng sẽ gặp điều may mắn, tốt lành.
Năm lần bảy lượt bị Lý Thông hãm hại, lừa vào hang chằn tinh, lấp dưới hang đá sâu, chiến đấu với đại bàng và chằn tinh, giải oan cho mình bằng tiếng đàn bầu ai oán… chính là những thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và vẻ đẹp phẩm chất của mình. Chiến thắng những thử thách này, liên tiếp lập ra những chiến công như giết chằn tinh và đại bàng tinh, cứu công chúa, cứu con vua thủy tề, đuổi được quân địch mà không tốn sức lực chính là minh chứng hùng hồn cho tài năng phi thường, sức mạnh và ý chí nghị lực của chàng trước những sóng gió của cuộc đời.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Thạch Sanh Viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.