Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (3 Mẫu) Những bài văn hay lớp 11 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 11: Dàn ý thuyết minh một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng gồm 3 mẫu cực hay chi tiết nhất. Với 3 dàn ý thuyết minh một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng được viết rất rõ ràng cụ thể, sẽ giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức và cũng tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm.
Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng là một trong những kiểu bài thông tin tổng hợp, sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của một đối tượng hoặc một quy trình hoạt động, giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng hay quy trình hoạt động. Vậy sau đây là TOP 3 dàn ý thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mời các bạn theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm Thuyết minh về quy trình thu hoạch và chế biến cà phê.
Dàn ý thuyết minh về quy trình hoạt động hoặc một đối tượng
1. Mở bài:
– Giới thiệu về đối tượng và lí do cần thuyết minh.
2. Thân bài:
– Trình bày tổng quan về đối tượng hoặc quy trình cần thuyết minh.
– Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước, các công đoạn của một quy trình (nguyên liệu thực hiện, các bước tiến hành, yêu cầu thành phẩm, ý nghĩa,…).
– Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm, một vài công đoạn độc đáo, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc.
3. Kết bài:
– Đánh giá lại về đối tượng hoặc quy trình đã thuyết minh.
Dàn ý giới thiệu quy trình thu hoạch và chế biến cà phê
1. Mở bài:
Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: quá trình thu hoạch và chế biến cà phê.
2. Thân bài:
a. Khái quát về cây cà phê ở Việt Nam:
– Lịch sử xuất hiện của cây cà phê.
– Đặc điểm cấu tạo cây cà phê.
b. Trình bày cách thu hoạch cà phê:
– Thu hoạch bằng máy.
– Thu hoạch thủ công.
– Thu hoạch có chọn lọc
c. Trình bày các hình thức chế biến cà phê và kĩ thuật bảo quản:
+ Chế biến khô.
– Chế biến ướt.
– Chế biến bánh ướt.
d. Nêu ý nghĩa của cà phê trong đời sống ẩm thực của người Việt:
– Cà phê đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước.
– Cà phê trở thành nét văn hóa không thể thiếu, góp phần giới thiệu hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
e. Đề xuất một số phương pháp quảng bá và nâng tầm cà phê Việt.
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của đối tượng vừa thuyết minh.
Dàn ý thuyết minh về bánh trung thu
a) Mở bài:
– Một loại bánh không thể nào thiếu được trong ngày Tết Trung thu đó chính là chiếc bánh trung thu.
– Một loại bánh chất chứa hạnh phúc đầm ấm của gia đình.
b) Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ
– Có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt.
– Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh Trung Thu.
– Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào.
– Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào.
– Đến thời Đường trong dân gian có những người hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh.
– Tương truyền có một đêm Trung Thu Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thưởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là Bánh Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau thứ bánh này có tên là bánh Nguyệt (tên người Trung Quốc đặt) và trở thành bánh Trung Thu khi du nhập vào Việt Nam.
2. Cách làm bánh
– Bánh có hai phần: Phần áo và phần nhân.
– Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.
– Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm.
– Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm.
– Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh.
– Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…
3. Các loại bánh Trung thu
– Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hạt sen hay đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu mang sắc thái Việt Nam hơn bánh nướng.
– Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam.
– Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa “đoàn viên của gia đình” và nhất là tình yêu khắng khít vợ chồng.
– Bánh nướng Trung Thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt gốc Hoa.
– Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, thường đựng vừa khít bốn chiếc trong một cái hộp giấy vuông.
– Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần túy thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hạt sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quýt, ngó sen, bí đao.
– Một điểm cần biết là những chiếc bánh nướng Trung Hoa mà chúng ta quen ăn ở Việt Nam hay mua tại những tiệm Hoa đại đa số ở hải ngoại chính là thoát thai từ kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú.
4. Cách thưởng thức
– Về mặt thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon.
– Mặc dù người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa nếu không thì ngửi khét dầu và làm sình bụng.
c) Kết bài:
– Có chiếc bánh trung thu vào ngày Tết Trung thu thể hiện sự sum họp, hạnh phúc gia đình.
– Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (3 Mẫu) Những bài văn hay lớp 11 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.