Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về bánh Pía Sóc Trăng (Dàn ý + 3 mẫu) Những bài văn hay lớp 11 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về bánh Pía gồm gợi ý cách viết chi tiết kèm theo 3 mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập để các em từng bước rèn luyện kĩ năng viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Giới thiệu về bánh Pía cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức. Vậy sau đây là 3 bài văn thuyết minh về bánh Pía hay nhất mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn: Thuyết minh về quy trình thu hoạch và chế biến cà phê, Thuyết minh quy trình làm bánh Trung thu.
Dàn ý thuyết minh về bánh Pía
I. Mở bài:
– Giới thiệu về món bánh Pía Sóc Trăng
II. Thân bài:
– Nguồn gốc xuất xứ:
- Xuất xứ từ Triều Châu, Trung Quốc, ban đầu chúng là những chiếc bánh trung thu đơn giản.
- Vào những năm của thế kỉ XVII, bánh được mang theo di cư sang nước ta từ những người Minh Hương.
– Đặc điểm, cấu tạo:
- Gồm hai phần: phần nhân bánh bên trong và phần vỏ bánh bên ngoài.
- Bánh có hình vuông tròn, vỏ bánh màu vàng chanh, nhân bánh có thể màu xanh hoặc vàng, tùy thuộc vào nguyên liệu để làm nên nó.
- Bánh thường được gói trong các túi ni lông, những bao bì của các nhà sản xuất bánh kẹo được thiết kế riêng.
– Nguyên liệu làm bánh:
- Bột mì
- Khoai môn
- Trứng vịt muối
- Đậu xanh
- Gia vị đi kèm
– Quy trình làm bánh:
- Chuẩn bị nguyên liệu
- Rửa sạch đậu xanh, khoai môn, mang chúng bỏ vào nồi rồi đem hấp. Khi đậu xanh và khoai môn đã chín thì vớt ra, tán thật nhuyễn.
- Khi xong, đem chúng xào với nhân sầu riêng và đường, đảo đều với tỉ lệ phù hợp. Đợi hỗn hợp chín thì tắt bếp, để nguội.
- Bọc hỗn hợp nhân vừa làm được vào từng lòng đỏ hột vịt muối.
- Khi phần nhân bánh đã hoàn thành, người thợ cán bột, cuộn bột để làm vỏ bọc nhân bánh.
- Nhân bánh phải qua hai lần bọc, lần thứ nhất là bộc bột nước, lần thứ hai là bọc bột dầu vừa tạo độ phồng cho bánh vừa bảo vệ nhân bánh bên trong.
- Khâu cuối của quá trình làm bánh là cho bánh vào lò nướng, để nhiệt độ phù hợp
– Yêu cầu thành phẩm: Thành phẩm hoàn thành phải đảm bảo đẹp về hình thức và ngon về nội dung.
– Cách thưởng thức bánh:
- Ăn riêng
- Ăn kèm với trà
– Bánh Pía trên thị trường
- Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bánh Pía Sóc Trăng được bày bán.
- Để phục hợp với sở thích của từng người, các nhà sản xuất luôn chú trọng trong việc làm đa dạng nhiều loại nhân như bánh Pía nhân thập cẩm, bánh Pía nhân thịt, bánh Pía nhân đậu xanh,….
- Giá cả của một gói bánh Pía không quá cao, trung bình từ 60 nghìn đồng đến 70 nghìn đồng 1 gói 500gr.
- Bánh có thể giữ được từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày sản xuất mà không cần chất bảo quản.
- Là đặc sản Sóc Trăng cùng với thương hiệu bánh Pía nổi tiếng, nhiều nơi trên cả nước đã nhập loại bánh này để bán.
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về bánh Pía Sóc Trăng.
Giới thiệu về bánh Pía Sóc Trăng – Mẫu 1
Việt Nam độc đáo với nhiều loại bánh đặc sản. Khi nói đến Huế, là nhắc đến gói mè xửng thơm phức; Hà Tĩnh, là kẹo Cu đơ giòn béo; còn Sóc Trăng, không thể quên món bánh Pía ngon tuyệt. Người nghe đã ngưỡng mộ hương vị độc đáo của bánh Pía Sóc Trăng.
Bánh Pía xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc, đơn giản như chiếc bánh trung thu. Thế kỉ XVII, bánh với người Minh Hương di cư sang nước ta.
Bánh Pía kết hợp nhân và vỏ, hình vuông tròn, màu vàng chanh, gói trong túi ni lông với bao bì độc đáo.
Nguyên liệu bánh Pía: bột mì, sầu riêng, khoai môn, trứng vịt muối, đậu xanh. Chuẩn bị nguyên liệu, hấp chín đậu xanh và khoai môn. Xào nhân với sầu riêng và đường, tạo hỗn hợp chín. Bọc nhân vào lòng đỏ hột vịt muối. Cuộn và bọc bánh hai lần với bột nước và bột dầu. Nướng bánh ở nhiệt độ thích hợp. Bánh phải đẹp và thơm ngon.
Quy trình làm bánh Pía: cán bột, cuộn bột để làm vỏ. Nhân bánh qua hai lớp bọc. Nướng bánh với nhiệt độ và thời gian phù hợp. Bánh hoàn thiện phải đẹp và ngon, kết hợp vị của trứng muối, sầu riêng, đậu xanh, khoai.
Bánh Pía nhỏ xinh ăn kèm trà hoặc ăn riêng. Vị ngon, dẻo, mềm và thơm. Bánh không tan ngay mà thấm dần, hương vị tuyệt vời.
Thuyết minh về bánh Pía – Mẫu 2
Nhắc đến hương vị ngọt ngào của miền Tây Nam Bộ, người ta không thể không nhắc đến bánh Pía. Món bánh này đã trở thành đặc sản nổi tiếng Sóc Trăng nói riêng và miền Nam nói chung.
Du khách đến Sóc Trăng sẽ có dịp nhìn thấy những chiếc bánh đẹp mắt và thơm ngon trên dọc các con đường của tỉnh. Đó là bánh pía, loại bánh đặc sắc với vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng. Nó chính đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.
Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da. Bánh pía hình tròn, dẹt, có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân đậu xanh (hoặc khoai môn, mứt các loại) mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối…
Theo lời kể của người dân, bánh pía Sóc Trăng xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ 17, theo chân những người Hán di cư đến phương Nam, chiếc bánh này khi đó là lương thực để ăn dọc đường. Đầu tiên, bánh được làm khá đơn giản: vỏ ngoài là bột mì cán thành da mỏng bao quanh nhân ở bên trong. Nhân gồm có đậu xanh và mỡ heo.
Do có nguồn gốc từ Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam nên bánh pía cũng có ít nhiều những thay đổi cho phù hợp với điều kiện bản địa. Chẳng hạn như người dân Nam Bộ đặc biệt ưa thích mùi thơm nặng của trái sầu riêng. Do vậy bánh được bổ sung và “biến tấu” thêm mùi vị và từ đó đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Sầu riêng khi tách hạt lấy thịt trộn mỡ heo xắt sợi làm nên những mùi vị tuyệt vời của bánh.
Chiếc bánh pía nhìn từ bên ngoài có màu vàng cam. Xẻ chiếc bánh làm đôi, chiếc bánh như vành trăng bán nguyệt ẩn vào bên trong là màu đỏ rực của lòng đỏ trứng gà, mùi sầu riêng dậy lên như mời gọi làm cho chiếc bánh pía trông đã ngon lại càng ngon hơn.
Được kết hợp hài hòa từ các nguyên liệu khác nhau, bánh pía Sóc Trăng đem lại cho thực khách một cảm giác rất đặc biệt: sự mềm, dẻo của lớp vỏ bánh; vị bùi bùi của khoai môn hay đậu xanh, vị ngọt thơm của hương sầu riêng, vị mặn và chút béo ngậy của trứng muối…
Sở dĩ bánh pía trở thành món quà đặc trưng của xứ Sóc Trăng vì nhiều nơi khác cũng làm loại bánh này nhưng bánh pía Sóc Trăng mang hương vị rất riêng. Cũng là vỏ bột mì, nhân đậu xanh hoặc khoai môn tán nhuyễn trộn với sầu riêng hay mỡ heo xắt sợi, lòng đỏ trứng vịt muối nhưng bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt, không quá béo, khiến người thưởng thức ăn hoài không ngán. Lớp vỏ bánh pía Sóc Trăng không khô cứng mà mềm dẻo, mịn màng ôm lấy nhân bánh thơm ngọt phía trong.
Nhân bánh có nhiều loại, phổ biến nhất là nhân khoai môn, nhân đậu xanh, sầu riêng. Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo khá hấp dẫn.
Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để nhằm giữ được lâu. Hột vịt muối đặt giữa nhân, người ta chỉ chọn lấy lòng đỏ. Sau khi cho nhân vào vỏ bánh, người ta thoa bên ngoài vỏ bánh lòng đỏ trứng muối và đưa vào lò nướng.
Mùi thơm của bánh được tạo nên từ những trái sầu riêng tươi ngon được tuyển chọn kỹ càng. Những ưu điểm của bánh pía Sóc Trăng hoàn toàn được tạo nên từ sự cần cù lao động của người thợ bánh, từ việc cán bột làm vỏ bánh sao cho nhuyễn mịn đến việc chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất làm nhân, xắt mỡ thật nhuyễn và tỉ mỉ nắn thành những chiếc bánh đều tăm tắp.
Bánh pía Sóc Trăng được ăn kèm với trà nóng thì không gì tuyệt bằng. Cắn một miếng bánh, hớp một ngụm trà, bạn sẽ cảm thấy độ ngọt của bánh hòa cùng vị đắng của trà tan ra nơi đầu lưỡi. Thú ẩm thực tao nhã này đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Sóc Trăng.
Hầu như ở tất cả các con đường, các trung tâm thị trấn, huyện lỵ của tỉnh Sóc Trăng đều có cửa hàng bán loại bánh đặc sản này. Theo kiểu đóng gói truyền thống, mỗi phong bánh pía Sóc Trăng gồm bốn cái, gói theo hình trụ. Ngày xưa, bánh thường được gói bằng giấy khá đơn giản.
Ngày nay, những phong bánh pía Sóc Trăng vẫn giữ hình trụ truyền thống nhưng được bảo quản trong hộp để giữ “dáng” bánh, bao bì vẫn là hai màu đỏ – vàng nhưng rực rỡ và chuyên nghiệp hơn, với các thông số về tiêu chuẩn chất lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…
Hiện tại, Sóc Trăng có gần 40 lò chuyên sản xuất bánh pía với sản lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lò bánh và cửa hàng buôn bán tập trung đông nhất tại thị tứ Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) và An Trạch (nằm trên Quốc lộ 1), cách trung tâm thành phố Sóc Trăng vài cây số về hướng Cần Thơ.
Một khi đã đến Sóc Trăng, du khách không thể bỏ qua những chiếc bánh pía ngọt ngào này. Vừa làm quà biếu, vừa là để thưởng thức sự tinh tế trong ẩm thực của mảnh đất nơi đây. Thật tuyệt vời cho một chuyến du lịch đúng không?
Thuyết minh về bánh Pía – Mẫu 3
Việt Nam có nhiều loại bánh trở thành đặc sản riêng của từng vùng miền. Nếu nhắc đến Huế người ta nghĩ ngay đến những gói mè xửng thơm ngon, nhắc đến Hà Tĩnh thì nói về kẹo Cu đơ giòn, béo ngậy thì nhắc đến Sóc Trăng không thể quên được món bánh Pía đặc sản. Nhiều người khắp nơi biết đến, truyền tai nhau ca ngợi hương vị độc đáo của bánh Pía Sóc Trăng.
Bánh Pía vồn có nguồn gốc xuất xứ từ Triều Châu, Trung Quốc, ban đầu chúng là những chiếc bánh trung thu đơn giản. Vào những năm của thế kỉ XVII, bánh được mang theo di cư sang nước ta từ những người Minh Hương.
Bánh Pía được cấu tạo gồm hai phần: phần nhân bánh bên trong và phần vỏ bánh bên ngoài. Bánh có hình vuông tròn, vỏ bánh màu vàng chanh, nhân bánh có thể màu xanh hoặc vàng, tùy thuộc vào nguyên liệu để làm nên nó. Bánh thường được gói trong các túi ni lông, những bao bì của các nhà sản xuất bánh kẹo được thiết kế riêng. Trên bao bì thường in tên và địa chỉ sản xuất bánh.
Để làm được một chiếc bánh Pía ngon và đảm bảo chất lượng, giàu dinh dưỡng không thể thiếu những nguyên liệu như bột mì, sầu riêng, khoai môn, trứng vịt muối, đậu xanh. Khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, người thợ bước vào công đoạn làm bánh. Trước tiên cần rửa sạch đậu xanh, khoai môn, mang chúng bỏ vào nồi rồi đem hấp. Khi đậu xanh và khoai môn đã chín thì vớt ra, tán thật nhuyễn. Khi xong, đem chúng xào với nhân sầu riêng và đường, đảo đều với tỉ lệ phù hợp. Khi hỗn hợp đã chín thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, người thợ làm bánh tiến hành bọc hỗn hợp nhân vừa làm được vào từng lòng đỏ hột vịt muối. Nếu người thưởng thức muốn tăng độ béo cho bánh có thể thêm thịt heo vào nhân bánh. Bánh Pía Sóc Trăng chay cũng làm tương tự nhưng thay vì nhân thịt hay hột vịt muối thì người ta chỉ dùng nhân đậu xanh hoặc sầu riêng, khoai môn mà thôi.
Khi phần nhân bánh đã hoàn thành, người thợ tiếp tục cán bột, cuộn bột để làm vỏ bọc nhân bánh. Nhân bánh phải qua hai lần bọc, lần thứ nhất là bộc bột nước, lần thứ hai là bọc bột dầu vừa tạo độ phồng cho bánh vừa bảo vệ nhân bánh bên trong. Khâu cuối của quá trình làm bánh là cho bánh vào lò nướng. Đây là khâu quan trọng vì nếu để nhiệt độ không phù hợp hoặc nướng bánh quá lâu sẽ khiến chất lượng bánh giảm. Vì vậy khi nướng bánh cần cẩn thận, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thành phẩm hoàn thành phải đảm bảo đẹp về hình thức và ngon về nội dung. Bánh phải có vị đậm đà của trứng muối, vị thơm của sầu riêng, vị thanh thanh của đậu vàng cùng với béo ngậy của khoai, của bột và vị ngọt ngào mang đậm dấu ấn con người Sóc Trăng.
Những chiếc bánh Pía nhỏ xinh có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với trà đều được. Vị bánh ngon, dễ ăn, dẻo, mềm và thơm vô cùng. Bánh không tan trong miệng ngay lần đầu chạm lưỡi mà từ từ thấm dần giúp người thưởng thức cảm nhận hết thứ hương vị tuyệt vời của nó.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bánh Pía Sóc Trăng được bày bán. Để phục hợp với sở thích của từng người, các nhà sản xuất luôn chú trọng trong việc làm đa dạng nhiều loại nhân như bánh pía nhân thập cẩm, bánh pía nhân thịt, bánh pía nhân đậu xanh,…. Giá cả của một gói bánh Pía không quá cao, trung bình từ 60 nghìn đồng đến 70 nghìn đồng 1 gói 500gr. Bánh có thể giữ được từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày sản xuất mà không cần chất bảo quản. Điều đó rất tốt, mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn loại bánh này.
Là đặc sản Sóc Trăng cùng với thương hiệu bánh Pía nổi tiếng, nhiều nơi trên cả nước đã nhập loại bánh này để bán. Tại các siêu thị, hay những cửa hàng bách hoá, không khó để tìm thấy bánh Pía Sóc Trăng được chủ cửa hàng bày bán.
Bánh Pía Sóc Trăng có một hương vị độc đáo riêng mà không một loại bánh nào có thể thay thế được. Đây là món ẩm thực được người Sóc Trăng tự hào mỗi khi nhắc đến. Bởi thế mà ai đã từng về vùng miền Tây sông nước cũ không quên ghé vùng đất này, mua vài ba gói bánh Pía về làm quà. Cả người bán và người mua đều nhận được điều gì đó thật gần gũi mà trân quý biết bao.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về bánh Pía Sóc Trăng (Dàn ý + 3 mẫu) Những bài văn hay lớp 11 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.