Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động Những bài văn hay lớp 12 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 3 mẫu dàn ý nghị luận về Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động gồm cả bài làm ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo nhanh chóng nắm được luận điểm, luận cứ quan trọng để triển khai bài viết của mình.
Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động là câu nói thật hay khiến ta phải suy nghĩ lại những hành động đang làm là đúng với chuẩn mực của phẩm chất, đức hạnh hay chưa. Những hành động nhỏ không chỉ tôn tạo nên phẩm chất danh dự cá nhân mà còn mang lại niềm vui cho người xung quanh. Bên cạnh dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động các bạn xem thêm: dàn ý ôi thế nào là sống đẹp hỡi bạn, dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người và nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.
Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động – Mẫu 1
A. Mở bài:
– Giới thiệu qua về câu nói cần bàn luận. Trích nguyên câu nói và cho một số nhận xét đánh giá sơ lược. “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông.
B. Thân bài:
*Giải thích
+ “Đức hạnh” là khái niệm biểu đạt “đạo đức và tính nết tốt (từ này thường chỉ dùng để nói về phụ nữ)”. Trong câu nói của M. Xi-xê-rông, khái niệm này được dùng để chỉ “đạo đức và tính nết tốt” của con người nói chung.
+ “Hành động” được hiểu là làm việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách có ý thức, có mục đích.
+ Khi nói “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”, nhà triết học cổ đại muốn khẳng định rằng, cái làm nên giá trị của một con người là những việc làm có ý thức cụ thể. Chúng có thể xuất phát từ những mục đích tốt đẹp khác nhau và gắn với những quy mô lớn, nhỏ cũng khác nhau.
– Phân tích, chứng minh:
+ Mỗi con người có cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình khác nhau song cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình ngắn nhất, thuyết phục nhất là thông qua hành động và bằng hành động.
+ Và hành động cũng được cho là thước đo tin cậy nhất để nhận biết, đánh giá bản chất, giá trị tốt đẹp của một con người.
– Bàn luận, mở rộng vấn đề:
+ Câu nói của M. Xi-xê-rông như đã bày tỏ một quan niệm đúng đắn về một trong những thước đo bản chất tốt đẹp của con người là hành động. Bởi lẽ, suy nghĩ, nhận thức đúng đắn là biểu hiện bản chất, giá trị con người ở dạng tiềm ẩn, trừu tượng, khó nhận biết. Lời nói cũng biểu hiện trực tiếp bản chất ấy nhưng không có độ tin cậy cao: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”. Chỉ hành động mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả về giá trị, bản chất con người: “Câu trả lời ngắn nhất là hành động” (Héc-béc, Anh).
+ Trên thực tế cuộc sống “đức hạnh” trong lĩnh vực tu dưỡng, học tập mà bản thân mỗi con người cần trau dồi là gì? Với tuổi trẻ học đường, đặt trong bối cảnh xã hội, xu thế thời đại, “đức hạnh” cần trau dồi trong quá trình tu dưỡng, học tập là tu dưỡng và rèn luyện để một ngày mai tươi sáng hơn. Cụ thể đó là phải xác định được lí tưởng, mục đích sống cao đẹp, góp phần tích cực để xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Con người cần phải tự giác, thường xuyên rèn luyện thể chất, chăm lo sức khỏe bản thân. Biết tạo dựng cho mình một lối sống đẹp: nhân ái, năng động, tự tin, có trách nhiệm với tương lai tốt đẹp của chính mình, của đất nước. Có ý chí, quyết tâm vượt khó, say mê, sáng tạo, xác định được phương pháp học khoa học trong học tập để tích lũy, làm giàu tri thức; biết vận dụng hiệu quả những tri thức, hiểu biết ấy vào cuộc sống.
– Từ chính những phẩm chất đạo đức cần thiết đó mà mỗi người cần hành động ra sao để phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà mình theo đuổi? Ví dụ chứng minh:
- Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người thân những công việc trong gia đình.
- Tham gia một cách tự nguyện, tự giác, nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện được tổ chức, phát động ở địa phương cư trú hay nơi công tác, học tập.
- Không chỉ tránh xa mà còn phải tích cực đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội có sức cám dỗ tuổi trẻ: nghiện hút, trộm cắp, đua xe và những thói quen xấu giới trẻ thường mắc phải: sống tự do, buông thả, đua đòi, lười biếng, lãng phí thời gian, cẩu thả, vô tâm, ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà không nghĩ đến trách nhiệm; lối ứng xử thiếu văn hoá nơi công cộng…
– Liên hệ bản thân:
- Đây có thể coi là nội dung người viết cần thể hiện chân thành nhất những suy nghĩ của bản thân, thể hiện khả năng tự đánh giá về chính mình (Có thể xoáy vào những nội dung cơ bản như: đã xác định cho mình lí tưởng, mục đích sống đúng đắn chưa? Có tính kiên trì theo đuổi lí tưởng, mục đích đó không? Và trong lối sống của mình có gì cần phát huy, có gì cần khắc phục, thay đổi? Cần từ bỏ dứt khoát thói quen xấu nào?…).
- Trong quá trình chuyển nhận thức thành hành động, chúng ta thấy xuất hiện những khó khăn, trở ngại như: lối tư duy còn máy móc, giáo điều; thiếu quyết tâm; thiếu bản lĩnh, thiếu tự chủ hoặc bị chi phối bởi dư luận; tâm lí mặc cảm, tự ti…
C. Kết bài:
– Khẳng định lại một lần nữa câu nói của nhà văn là những nhận xét thật tinh tế và như khuyên chúng ta nên biết hành động cư xử như thế nào để có thể có được một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động – Mẫu 2
I. Mở bài
– Nêu vấn đề: Cách để mỗi người tự bộc lộ, tự khẳng định giá trị của bản thân nhanh nhất chính là hành động. M. Xi-xê-rông cũng đã từng nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Trong câu nói trên “đức hạnh” là khái niệm dùng để chỉ những tính nết và đạo đức nói chung của con người.
– “Hành động” là việc làm cụ thể, có mục đích, có ý thức.
– Có thể câu nói trên có nghĩa là:
+ Chỉ hành động cụ thể mới là minh chứng chân thực nhất cho phẩm chất tốt đẹp của mỗi người.
+ Mặt khác, điều tạo nên giá trị tốt đẹp của mỗi con người chính là những việc làm cụ thể, có mục đích tốt đẹp, có ý thức rõ ràng. Cũng nhờ có đức hạnh trong tâm mới có những hành động tốt đẹp.
2. Phân tích
– Những suy nghĩ, tình cảm của con người đều tồn tại ở dạng trừu tượng bởi vậy, khó có thể biết được những phẩm chất tốt của con người thông qua suy nghĩ, tình cảm của họ. Hành động chính là thước đo chân thực của mọi phẩm chất tốt đẹp.
– Mặt khác, nếu có những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp mà chỉ giữ trong lòng, hoặc nói suông không thể hiện ra bằng hành động thì đó chỉ là sự huyễn hoặc người khác và tự huyễn hoặc bản thân về phẩm chất tốt của mình. VD: một bộ phận giới trẻ là những “anh hùng bàn phím” trên các trang mạng xã hội, chỉ biết nói những điều hay nhưng thực tế lại không thực hiện.
– Đức hạnh là nguồn cội, là động lực để thúc đẩy mỗi con người tạo ra những hành động có ích. VD: Vì có tinh thần tương thân tương ái nên hàng triệu người cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung trong mùa bão lũ,
3. Bác bỏ
– Không chỉ là những hành động lớn lao mới thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, phẩm chất tốt ở ngay trong những hành động nhỏ bé, bình dị: ánh mắt yêu thương, cái nắm tay ủng hộ, …
– Cần xem xét trước mọi hành động để đánh giá con người. Đôi khi, có những hành động nhìn bề ngoài là tốt nhưng sâu bên trong lại mang bản chất xấu xa, chứa những âm mưu không tốt.
– Bên cạnh những người có đạo đức tốt vẫn có những kẻ chỉ biết nói suông, không đáng được tin tưởng, thực chất những điều họ nói chỉ là sáo rỗng.
4. Suy nghĩ về việc tu dưỡng đạo đức
– Đây là quan điểm đúng đắn về quan hệ thống nhất giữa đạo đức và hành động thực tiễn.
– Cần tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân bằng việc thực hiện những hành động có ý nghĩa cho xã hội, gia đình và bản thân.
– Phải có lí tưởng sống cao đẹp, tích cực, khắc phục những khó khăn để biến những suy nghĩ thành hành động thực tiễn.
– Lên án những kẻ đạo đức giả, có hành động ích kỉ, độc ác, chỉ biết nói suông.
III. Kết bài
– Đánh giá của bản thân: những hành động cao đẹp không chỉ thể hiện được đức hạnh của bản thân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội: tạo ra một xã hội văn minh, người gần người hơn, …
Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động – Mẫu 3
1. Giải thích :
– Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt của con người.
– Đức hạnh được thể hiện qua lời nói và những việc làm cụ thể, qua mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, xã hội…Hành động là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
2. Phân tích, chứng minh:
Ý 1: Đức hạnh con người thể hiện ở hành động vì con người, vì sự sống:
– Từ xưa, nhân dân ta đã ca ngợi và đề cao những hành động thiết thực mang lại lợi ích cho con người:
- Chàng Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người, sẵn sàng cứu giúp kẻ bất hạnh (chém chăn cứu dân làng, giết đại bàng tinh cứu công chúa…)
- Lục Vân Tiên: Vẻ đẹp con người vị nghĩa qua hành động đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động: Nói hay không bằng cày giỏi”. Nhân dân cũng phê phán, chê cười những kẻ: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”; “Ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”.
Ý 2: Phẩm chất cao quý của con người thể hiện ở hành động vì nước, vì dân:
– Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có rất nhiều gương sáng hành động vì lợi ích của đất nước, nhân dân.
- Nguyễn Trãi: thực thi lời cha dạy, tìm minh chủ đánh đuổi giặc Minh cứu giang san (tìm về dưới cờ Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách làm cuộc kháng chiến chống giặc Minh, lập nên chiến thắng oanh liệt ngàn năm).
- Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ: đánh tan hai hơn hai mươi vạn quân Thanh đem lại cuộc sống thanh bình cho dân. Chiến thắng Đống Đa, Hà Hồi, Ngọc Hồi đã biến ý chí của vua Quang Trung thành hiện thực bằng hành động: Đánh cho để dài tóc, đánh cho để răng đen, đánh cho chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
- Chủ tịch Hồ Chí Minh: ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do, thành lập nên nước VNDCCH.
- Những tấm gương anh hùng liệt sĩ: Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Trừ Văn Thố đem thân mình bịt lỗ châu mai vô hiệu hóa hỏa lực đối phương, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn cứu pháo là hành động dũng cảm, vì nước quên mình.
3. Đánh giá – mở rộng:
– Ý kiến có ý nghĩa như kim chỉ nam cho mỗi con người trong cuộc sống, hướng con người sống trung thực và tích cực.
– Phê phán những lối sống, những hành động biểu hiện không xứng đáng là một con người đức hạnh: sống vị kỷ, chỉ nghĩ cho riêng mình, sống vô bổ, đua đòi, giả dối…
4. Bài học
* Nhận thức:
– Hành động còn là dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục để vươn lên, có tinh thần cầu tiến để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.
* Hành động:
– Hành động thiết thực của tuổi trẻ ngày nay là không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, xứng đáng là người vừa có tài vừa có đức.
Xem thêm: Nghị luận xã hội Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động Những bài văn hay lớp 12 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.