Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về sự cống hiến Nghị luận về sống cống hiến tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về sự cống hiến trong cuộc sống mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng biết cách viết bài nghị luận hay.
Cống hiến có vai trò rất quan trọng, là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn. Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Vậy sau đây là 2 dàn ý về sự cống hiến mời các bạn theo dõi.
Dàn ý về sự cống hiến
I. Mở bài
Giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: Sự cống hiến.
II. Thân bài
1.Giải thích về sự cống hiến
- Cống hiến là bỏ qua lợi ích cá nhân, đặt lợi ích chung lên hàng đầu, đóng góp trí tuệ và sức lực cho cộng đồng, xã hội.
- Cống hiến là một hành động đẹp, cao cả, giúp hoàn thiện tâm hồn, phẩm chất. Cống hiến giúp cho đời sống của cá nhân được nâng cao và đem lại nhiều điều kỳ diệu trong công cuộc hướng đất nước đến thời kỳ hưng thịnh.
2. Biểu hiện của sự cống hiến
- Tham gia nghĩa vụ quân sự. Tham gia các hoạt động xã hội như từ thiện, hỗ trợ những người có gia cảnh khó khăn.
- Khi một đứa bé chia sẻ tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho các hoạt động công ích.
- Nhiều vị anh hùng thời xưa đã vì dân vì nước mà chiến đấu anh dũng trên chiến trường. Không lo sợ hy sinh và có tinh thần đoàn kết chống giặc, giữ nước.
- Đưa ra thêm ví dụ về những người đóng góp, cống hiến sức lực cho xã hội và nhà nước.
3. Lên án, phê bình những người vì mưu cầu lợi ích riêng mà không cống hiến
- Những bạn học sinh đua đòi, tụ tập, ăn chơi, không có ý chí học hành.
- Những thanh niên tham gia vào các tệ nạn xã hội, không có chí cầu tiến.
- Những thanh niên vì những đồng tiền vô tri, vì những danh xưng hư ảo mà trốn nghĩa vụ quân sự, không biết vì đất nước vì gia đình mà suy nghĩ chu toàn, đóng góp sức lực.
4. Ý nghĩa và giá trị của sự cống hiến
- Biết đóng góp, biết vì nước vì dân mà cống hiến sẽ giúp đời sống của bản thân được nâng cao, được mọi người yêu quý, thán phục. Giúp hoàn thiện phẩm chất đạo đức của một con người.
- Sự cống hiến giúp cho đất nước được phát triển, vươn lên sánh vai với các cường quốc.
5. Cách để duy trì sự cống hiến
- Bản thân mỗi người cần nắm rõ ý nghĩa và khái niệm của sự cống hiến để mà phát huy mọi lúc, mọi nơi.
- Phát huy và lan truyền sự cống hiến đến với mọi người xung quanh.
- Bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất để có được động lực tiếp tục cố gắng đóng góp.
- Cống hiến đến từ những điều đơn giản nhất, chứ không xa vời hay cao sang như vài người thường nghĩ. Cống hiến là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, chứ không phải chỉ ở những người có quan chức lớn hay có chí hướng lớn, đó là một suy nghĩ lệch lạc cần phải loại bỏ.
III. Kết bài
Khẳng định lại vai trò quan trọng của sự cống hiến đối với Tổ quốc. Liên hệ bản thân, hãy sống và đóng góp những điều tốt đẹp cho cuộc đời và cho nhân loại để bản thân được yên vui.
Dàn ý nghị luận về sự cống hiến
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.
II. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề nghị luận
– Cống hiến là gì?
– Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
– Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
– Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
– Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
– Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,…).
c. Lật lại vấn đề
– Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân…).
– Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.
III. Kết bài:
Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về sự cống hiến Nghị luận về sống cống hiến tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.