Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về học nhóm (2 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nghị luận xã hội về học nhóm gồm 2 bài văn mẫu đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi trên cả nước. Thông qua 2 bài văn mẫu về lợi ích của học nhóm giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, củng cố kiến thức, tự tin hơn với khả năng viết văn nghị luận xã hội của bản thân mình.
Học nhóm là việc học của các bạn học sinh, sinh viên có chung mục tiêu về học tập gặp gỡ, giúp đỡ nhau về vấn đề học tập. Tại đây họ cùng chia sẻ về kinh nghiệm, cách học của mình, giải quyết những khó khăn của các thành viên trong quá trình học tập. Vậy sau đây là 2 bài văn mẫu về học nhóm, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Nghị luận về học nhóm
Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức. Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.
Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi – kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…
Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.
Nghị luận về học tập nhóm
Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.
Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi – kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.
Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, “tạt ngang tạt ngửa” bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…
Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về học nhóm (2 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.