Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (4 mẫu) Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 4 Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng,giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn phân tích nhân vật ông Sáu thật hay.
Ngoài nhân vật bé Thu, ông Sáu cũng là một nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để thấy được vẻ đẹp trong tính cách cũng như tình cha hết sức cảm động của ông dành cho người con gái bé bỏng của mình.
Dàn ý Cảm nhận về nhân vật ông Sáu ngắn gọn
1. Mở bài:
- Giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” và nhân vật ông Sáu.
2. Thân bài:
a) Ông Sáu là người lính dũng cảm:
- Ông Sáu đi lính từ khi con gái chưa tròn một tuổi.
- Trong những năm chiến đấu ông đã có một vết thẹo trên mặt -> Minh chứng của chiến tranh và dấu vết của lòng can đảm.
- Tuy rất muốn ở cùng con thêm vài ngày nhưng ông vẫn quay lại chiến trường đúng thời gian quy định.
b) Ông Sáu là người cha rất yêu thương con:
– Khi nhìn thấy con: Ông Sáu háo hức, mong chờ được đến ôm con nhưng chỉ nhận được sự cự tuyệt của bé Thu khiến ông đau đớn, thất vọng.
– Trong những ngày ở nhà:
- Tuy ông Sáu rất cố gắng để được gần gũi con nhưng bé Thu luôn từ chối khiến ông bất lực, không biết nên làm thế nào.
- Trong bữa cơm, ông Sáu gắp miếng trứng cá cho con, con bé liền hất đi. Không kiểm soát được cơn giận, ông liền đánh con.
– Trong buổi chia li: Ông Sáu bất ngờ, xúc động, không nén nổi xúc động vì tình cảm con gái dành cho mình.
– Khi ở chiến trường:
- Ông Sáu rất ân hận vì đã lỡ tay đánh con.
- Tự tay làm chiếc lược ngà để tặng con.
- Dồn hết tình cảm thương nhớ con của mình vào chiếc lược ngà.
=> Ông Sáu là một nhân vật cực kì yêu thương con gái của mình
b) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật: Nhân vật có rất ít lời thoại nhưng những hành động, biểu cảm, suy nghĩ của nhân vật được tác giả miêu tả rất rõ nét nhằm khắc họa tâm lí nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ giản dị, quen thuộc khiến cho nhân vật trở nên gần gũi hơn,
3. Kết bài:
- Khái quát lại về nhân vật ông Sáu.
Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu
I. Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn và nhân vật:
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.
- Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu
II. Thân bài
a. Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.
b. Tình yêu dành cho con của ông Sáu:
– Trong những ngày ông về thăm quê:
- Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
- Sững sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
⇒ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.
- Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.
- Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
⇒ tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.
– Trong những ngày ông ở căn cứ:
- Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
- Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
- Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
- Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.
⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.
c. Nhận xét về nghệ thuật:
- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.
III. Kết bài
– Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình.
– Kết luận về nhân vật:
- Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
- Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt.
Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong chiếc lược ngà
1. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật ông Sáu
2. Thân bài
* Hoàn cảnh của nhân vật
- Ông Sáu là một nông dân vùng Nam Bộ.
- Ông tham gia kháng chiến từ 1946, lúc này con gái ông chưa được một tuổi. Khi con đã tám tuổi ông mới được về thăm nhà trong vòng ba ngày.
* Tình cảm ông Sáu dành cho con
– Những ngày về thăm quê:
- Mong ngóng được gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
- Khi con bỏ chạy: sững sờ, bàng hoàng, mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
=> Ông Sáu đang xúc động, vui mừng vì được gặp con thì đáp lại chỉ là sự xa lánh, sợ hãi của bé Thu. Vì thế, tâm trạng ông chuyển từ trông chờ, vui sướng đến bàng hoàng và đau đớn.
- Thời gian nghỉ phép, ông Sáu chỉ ở nhà với con, chỉ mong được nghe một tiếng gọi ba. Nhưng sự cố gắng của ông lại không được đền đáp.
- Khi ông gắp thức ăn cho con nhưng lại bị con hất văng, cảm xúc dồn nén dẫn đến tức giận đã khiến ông đánh con mình.
- Ngày chia tay, ông nhìn con với anh mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Khi con gọi mình tiếng ba và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay lau nước mắt, hôn lên tóc con.
=> Tình phụ tử thiêng liêng đã chiến thắng khoảng cách thời gian, chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự yêu thương và công nhận từ bé Thu.
– Những ngày ông Sáu ở căn cứ:
- Ông Sáu luôn ân hận vì đã đánh con, vì thế tìm mảnh ngà voi làm chiếc lược tặng cho con.
- Ông tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược, khi nhớ con, ông lại ngắm lược rồi chải lên tóc mình.
- Ông hi sinh khi chưa kịp gặp con và trao lược cho con. Phút cuối đời, ông cũng chỉ nhớ đến con và di nguyện cuối cùng là nhờ người đồng đội trao lại chiếc lược cho bé Thu.
=> Chiếc lược ngà chính là tình yêu thương, nỗi ân hận và sự nhung nhớ mà ông Sáu dành cho bé Thu. Đó là tín vật tượng trưng cho tình phụ tử thiêng liêng, là lời hứa mà ông chưa thể thực hiện trọn vẹn cho con, và nó cũng là minh chứng cho tình yêu con vẫn sống mãi của ông.
* Nghệ thuật
- Tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn, lối kể tự nhiên.
- Câu chuyện được kể một cách chân thực, khách quan khi tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
- Ngôn ngữ sử dụng đậm chất địa phương Nam Bộ, nổi bật sự mộc mạc, tình cảm.
3. Kết bài
– Kết luận về tác phẩm và nhân vật:
- Tác phẩm là truyện ngắn tiêu biểu trong thời chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng đội và niềm tin khát vọng hòa bình dân tộc.
- Ông Sáu mang tính cách điển hình cho người Nam Bộ: chất phác, mộc mạc, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung của dân tộc. Đồng thời, ông cũng là một người cha cao cả, yêu thương con sâu đậm.
– Cảm nhận cá nhân: thêm yêu thương gia đình, biết ơn những người đã ngã xuống vì cuộc sống yên bình hôm nay.
Lập dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu
1. Mở bài
- Đi từ ý nghĩa của tình phụ tử, giá trị của tình cảm cha con. Khẳng định đây là tình cảm cao đẹp.
- Giới thiệu sơ nét những ý nổi bật về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
- Dẫn dắt vấn đề: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu.
2. Thân bài
* Phân tích tâm trạng của ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
- Ông Sáu lên lối đi chiến đấu theo tiếng gọi của đất nước khi con gái mới chỉ được một tuổi => Nỗi niềm thương nhớ con da diết khôn nguôi.
- Khi ông Sáu về thăm nhà thì bé Thu dường như không nhận ra ông là cha => nỗi buồn tủi vô hạn.
- Với tính cách của bé Thu, nhất định không sở hữu và nhận ông Sáu là cha vì vết sẹo trên gương mặt. Ông Sáu đã đánh bé Thu để rồi dằn vặt ăn năn.
- Ông Sáu cảm thấy niềm hạnh phúc vô cùng khi bé Thu gọi ông một tiếng ba trước lúc ông lên đường.
- Nơi chiến trường ác liệt, ông Sáu không ngừng nghỉ thương nhớ con gái yêu quý của mình => Thực hiện lời hứa hẹn làm cho con chiếc lược ngà.
* Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà
- Ông Sáu là một người giản dị với tình yêu con mênh mông vô bờ.
- Ông Sáu vừa là một người chiến sĩ kiên cường, vừa là một người cha hết lòng yêu thương con.
3. Kết bài
- Tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật về nhân vật ông Sáu.
- Khẳng định ý nghĩa của tình phụ tử, vai trò của tình cha con, của tình cảm gia đình so với những người dân lính.
- Thổ lộ những suy nghĩ member khi cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà: Ông Sáu là người thay mặt tiêu biểu về một người chiến sĩ anh dũng đồng thời còn là một một người cha có tình yêu thương con vô bờ bến. Qua tác phẩm, ta nhận ra tình cha con thiêng liêng thâm thúy biết nhường nào. Tình phụ tử cũng như những tình cảm gia đình khác đều trở thành mạch nguồn của tình yêu quê nhà đất nước. Đó là nơi dựa, là vấn đề tựa tinh thần cho từng người…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (4 mẫu) Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.