Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Sáu (6 mẫu) Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 6 Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Sáu SIÊU HAY, ấn tượng nhất, giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận sâu sắc hơn tình cha con sâu nặng trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng khiến ta cảm nhận được tình cảm cha con ấm áp nhưng cũng đầy day dứt, tiếc nuối. Qua đó, còn cho người đọc thấy được sự tàn khốc, những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Đề bài:Viết đoạn văn ngắn nêu những cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Đề bài:Viết đoạn văn ngắn nêu những cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Đoạn văn cảm nhận ông Sáu hay nhất
Trong văn bản Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã cho chúng ta thấy tình cha con cao quý. Nhân vật ông Sáu đã thể hiện tình yêu thương con qua những hình ảnh đơn giản mà cao quý. Dù bé Thu không chịu nhận ông là ba nhưng ông đã kìm nỗi buồn và cố gắng bù đắp cho con tình thương của người cha bị thiếu thốn từ nhỏ. Khi ông Sáu lên đường về căn cứ, bé Thu đã nhận ông là nhưng chớ trêu thay lúc đó lại là lúc chia cắt tình cha con. Ông vẫn luôn day dứt về lần đã nóng giận đánh con, nó như lưỡi dao đâm vào tim ông vậy. Dù khi ông hi sinh nhưng ông vẫn nhớ đến món quà tặng cho con. Ông Sáu luôn ấp iu niềm hi vọng quay về với con nhưng cuộc đời lại không cho phép ông. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng nhân vật người cha thương con, cụ thể là ông Sáu.
Viết đoạn văn cảm nhận về ông Sáu
Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến, và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ “nhận ra” ba mình và kêu thét lên: “Ba… ba!”. Ông ôm con “rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải – vết thương chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra gương mặt người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con ” cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Sáu
Dưới ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng, chi tiết Ông sáu hi sinh cố trao chiếc lược cho đồng đội để gửi cho con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà ” là chi tiết gây xúc động lòng người. Bởi vì khi trở lại chiến khu nổi day dứt ân hận ám ảnh ông vì nóng giận đánh con Nhớ lời con con dặn: “Ba về mua cho con cây lược” ông đã cất công làm cho con một chiếc lược.Bao yêu thương nhớ nhung con ông đều dồn vào việc làm chiếc lược ngà. Chiếc lược đối với ông như một kỉ vật kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà diệu kì. Thể hiện tình cha con thiêng liêng bất diệt mà kẻ thù không thể nào tàn phá, chia cắt được. Đến những chi tiết cuối cùng của cuộc đời, anh sáu cũng chỉ nghĩ đến con và chỉ khi người bạn hứa sẽ trao tận tay cho con chiếc lược thì anh mới yên lòng nhắm mắt có thể thấy ông sáu là người chiến sĩ cách mạng sẵn sàng hi sinh thân mình vì sự việc giải phóng dân tộc.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Sáu
Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến, và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ “nhận ra” ba mình và kêu thét lên: “Ba… ba!”. Ông ôm con “rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải – vết thương chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra gương mặt người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con” cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm cha con ông Sáu
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng “ba” mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuối về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.
Đoạn văn phân tích nhân vật ông Sáu
Nguyễn Quang Sáng là một người con đất Nam Bộ, vậy nên các sáng tác của ông cũng đều tập trung miêu tả cuộc sống và con người của vùng đất này. Một trong những tác phẩm đặc sắc của ông phải kể tới là truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – một tác phẩm về tình cha con sâu nặng. Nhân vật chính trong tác phẩm là ông Sáu – một người lính chiến đấu xa nhà và có một tình yêu dành cho con vô cùng tha thiết. Ông Sáu là một người chiến sĩ “thoát ly đi kháng chiến” từ những ngày con gái của anh còn chưa đầy tuổi. Chiến đấu xa nhà, chiến tranh loạn lạc nên tám năm đi xa, anh chưa từng gặp con gái của mình lần nào. Và trong một lần ghé thăm quê trước khi tập kết, ông đã gặp lại đứa con gái bé bỏng của mình. Tình cha con trong anh nôn nao đến nỗi khi vừa thấy một đứa bé “độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ” ở trước sân nhà, anh đã chẳng thể chờ xuồng cập bến mà “nhún chân nhảy thót lên” và dừng lại kêu thật to: “Thu! Con!”. Những tưởng sau tám năm xa cách trong nhớ thương, ông sẽ được con gái “chạy xô vào lòng”, “ôm chặt lấy cổ” nhưng không, đứa bé ấy “giật mình, tròn mắt nhìn”, nó “ngơ ngác, lạ lùng” nhìn ông như một kẻ xa lạ rồi chạy đi gọi má. Điều này đã khiến ông Sáu vô cùng thất vọng và buồn bã “mặt anh sầm đi”, “hai tay buông xuống như bị gãy”. Ông Sáu chỉ được về nhà ba ngày, vậy nên trong ba ngày ấy, ông cố sức làm thân với con bé, quan tâm và chiều chuộng con bé. Lúc nào ông cũng “vỗ về con”, nhưng đổi lại, con bé lại “càng đẩy ra”. Đến tiếng gọi ba mà ông tha thiết mong nhớ, bé Thu cũng chưa một lần gọi. Nó chỉ “nói trổng” và không bao giờ chịu nhờ ông bất cứ việc gì. Đến ngày ông phải chia tay con để trở lại chiến trường thì cũng là ngày ông được nghe tiếng ba cất lên. Tiếng gọi ba xé lòng của bé Thu đã khiến trái tim của một người cha xúc động đến nghẹn ngào, ông Sáu đã khóc, đã thổn thức những giọt nước mắt hạnh phúc của tình cha con. Ra đi, ở chiến khu, nhưng lúc nào ông cũng nhớ tới con, “ân hận” vì đã lỡ tay đánh con. Điều đó trở thành “nỗi khổ tâm” “giày vò” trái tim yêu con của người cha ấy cho tới khi ông làm xong chiếc lược ngà cho con. Chiếc lược ấy đã phần nào “gỡ rối” cho tâm trạng ông, giúp ông vơi bớt nỗi nhớ con cháy bỏng. Có thể nói, khi đọc tác phẩm, ta thấy ông Sáu là một người cha có tình yêu con vô cùng tha thiết và sâu nặng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Sáu (6 mẫu) Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.