Bạn đang xem bài viết Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và vặn mình? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng, một số trẻ sơ sinh khi ngủ vẫn thường hay rặn è è đến đỏ mặt và hay vặn mình khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy vì sao lại như vậy? Bài viết ngay dưới đây sẽ giải thích cho bạn biết nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình?
Hầu hết các bé dưới 2 tuổi vì chưa quen dần với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ nên thường phát ra âm thanh kêu è è, rặn đỏ mặt và đôi khi còn kèm theo việc vặn mình hoặc gồng mình. Vì những tế bào thần kinh ở trẻ vẫn chưa thể phân biệt được hóa vỏ não nên khi vừa mới chào đời, trẻ luôn ngọ nguậy, vận động thường xuyên.
Có thể nói đây hiện tượng sinh lý, cũng không có gì để lo ngại quá nhiều. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách vặn mình. Đôi khi hiện tượng rặn è è, vặn mình còn là do các yếu tố bên ngoài tác động và đó sẽ là hiện tượng bệnh lý cần phải quan tâm. Bạn có thể phân biệt việc trẻ rặn è è là hiện tượng sinh lý hay bệnh lý dựa vào trên những nguyên nhân sau:
Trẻ sơ sinh rặn è è khi ngủ do sinh lý
-
Do nơi ngủ của trẻ không được thoải mái, có quá nhiều yếu tố tác động đến giấc ngủ của bé như ánh sáng, tiếng ồn, thời tiết,…
-
Trẻ ngủ sai tư thế, ngủ ở nơi không được thoải mái, ấm áp, yên tĩnh và có nhiều ánh sáng khiến bé khó chịu.
-
Giấc ngủ của trẻ sẽ bị gián đoạn khi bé đang trong quá trình mọc răng, đồng thời khi bé tiết nhiều nước bọt cũng sẽ làm tăng âm thanh khi ngủ.
-
Do trẻ đang tập nói: Não bộ của trẻ sẽ phát triển rất nhanh vào những năm tháng đầu đời nên trẻ sẽ luôn muốn nói, muốn bày tỏ cảm xúc, kể cả khi đang ngủ.
-
Do bé đang rặn để tiểu tiện hoặc đại tiện.
-
Do bé đang đói: Vì dạ dày nhỏ và khả năng dự trữ năng lượng thấp nên trẻ ăn rất ít, dẫn đến việc ban đêm trẻ sẽ bị đói. Khi đó, trẻ sẽ khó chịu, vặn mình, quấy khóc và rặn è è.
Trẻ sơ sinh rặn è è khi ngủ do bệnh lý
-
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Lúc này, trẻ sẽ rặn è è và có thể nôn ói, quấy khóc, khó chịu cả đêm.
-
có thể nôn ói, quấy khóc, khó chịu cả đêm.
-
Bé đang bị gặp vấn đề về hô hấp: Trẻ sơ sinh thường tiết nhiều nước bọt, nước mũi. Trong khi đó, lỗ mũi của bé lại nhỏ nên sẽ dễ phát ra âm thanh è è vì khó thở.
-
Trẻ bị táo bón, hệ tiêu hóa còn yếu: Khi bị táo bón, trẻ sẽ tự học cách co bụng để thải phân đúng cách. Ngoài ra, trẻ còn bị sốt, nôn mửa, phân có máu, bụng đầy hơi khi hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề. Khi đó, hãy đưa trẻ đi thăm khám sớm nhất có thể bạn nhé!
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è có nguy hiểm không?
Nếu trẻ thường hay rặn è è, vặn mình lúc ngủ là do các hiện tượng sinh lý thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi khi lớn hơn, hiện tượng này sẽ tự động biến mất.
Ngược lại, nếu đi kèm với các hiện tượng bệnh lý như hô hấp, trào ngược dạ dày, ngủ sai tư thế,… và ảnh hưởng đến ăn ngủ, làm bé chậm lớn thì bố mẹ cần cho trẻ được điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ ngủ không sâu giấc, rặn è è?
Khi nhận thấy con mình thường xuyên rặn è è, vặn mình lúc ngủ thì tùy vào những nguyên nhân nêu trên mà có cách điều trị khác nhau.
Đối với trường hợp trẻ rặn è è do sinh lý
-
Hãy tạo môi trường ngủ thoải mái cho bé bằng cách điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức phù hợp là 27-28 độ C, cho trẻ ngủ ở không gian yên tĩnh, không có nhiều ánh sáng dễ gây kích động.
-
Hãy vỗ về, xoa dịu nhẹ nhàng và hát ru để con được thoải mái, yên tâm hơn để đi vào giấc ngủ sâu.
-
Luôn vệ sinh sạch sẽ, thay tã bỉm và cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để dễ ngủ.
-
Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm để được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ.
-
Bổ sung vitamin D3 liều 400 IU mỗi ngày cho đến lúc trẻ biết đi để chúng có thể chuyển hóa thành canxi.
-
Hãy nhớ vệ sinh chăn màn cho trẻ thường xuyên hơn nhằm tránh gây viêm da cho bé.
-
Không áp dụng các mẹo lạ, các biện pháp dân gian vì chúng có thể gây ảnh hưởng và nguy hiểm đến trẻ đấy!
Đối với trường hợp trẻ rặn è è do bệnh lý
-
Nếu nguyên nhân là do bé bị táo bón, hệ tiêu hóa yếu thì đó có thể là bé đang bú thiếu sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú sữa đúng cữ và liều lượng hơn.
-
Các bệnh khác liên quan đến hệ hô hấp, hoặc bị trào ngược dạ dày, hãy cho bé được bác sĩ thăm khám sớm nhất có thể.
-
Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc mà phải theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé!
Trên đây là bài viết giải đáp giúp bạn biết được vấn đề tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è. Các bậc phụ huynh hãy chú ý quan sát để đưa ra hướng khắc phục kịp thời nhé!
Nguồn: Marrybaby.vn
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và vặn mình? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.