Bạn đang xem bài viết Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm Nhà mẹ Lê và Làm mẹ Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích Nhà mẹ Lê của Thạch Lam và Làm mẹ của Nguyễn Ngọc Tư mang đến gợi ý cách viết chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để viết cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện hay.
So sánh, đánh giá hai đoạn trích Nhà mẹ Lê và Làm mẹ để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong hai tác phẩm. Từ đó nắm được phong cách sáng tác của mỗi nhà văn. Vậy sau đây là bài văn mẫu so sánh Nhà mẹ Lê và Làm mẹ mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm kết bài so sánh hai tác phẩm văn học, cách làm bài so sánh hai tác phẩm văn học.
So sánh, đánh giá hai đoạn trích Nhà mẹ Lê và Làm mẹ
1. Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.
“Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới” (Pautopxky). Văn học sinh ra để cho đời thêm hoa thơm trái ngọt, cho sự sống vút cao trên mỗi trang văn. Bước vào địa hạt văn học Việt Nam, ta không thể không nhắc tới hai nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Ngọc Tư. Bởi đó là hai tác giả, người trước, kẻ sau đã đóng những dấu triện riêng của mình vào nền văn học bằng những thiên truyện hấp dẫn của mình. Đặt 2 đoạn trích trong truyện “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam cạnh “Làm mẹ” của Nguyễn Ngọc Tư ta có thể thấy rõ hơn giá trị đặc sắc của mỗi tác phẩm cũng như sự tương đồng và khác biệt trong lối viết giữa hai tác giả.
2. Thân bài:
* Khái quát chung:
– Giới thiệu hai tác giả hai tác phẩm:
Thạch Lam (1910-1942), sinh ra tại Hà Nội, trong gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ông là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm trước biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” kể về cuộc đời nhiều đau khổ, nghèo đói của những người dân ngụ cư. Nổi bật trong đó chính là gia đình nhà mẹ Lê – một người mẹ nghèo, góa chồng và có mười một người con. Cuộc sống tăm tối, nghèo đói, làm bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cái nghèo cứ đeo bám, vì thương con mẹ Lê đi vay nhà ông Bá ít gạo. Nhưng số phận trớ trêu, đã không được cho vay mẹ Lê còn bị ông Bá cho chó ra cắn. Từ vết thương ấy, mẹ Lê đã ra đi mãi mãi để lại những đứa con thơ dại.
Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm và biết rằng mình muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Truyện ngắn Làm mẹ được in trong “Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, do NXB Trẻ phát hành vào tháng 5 năm 2024. Truyện xoay quanh một quãng đời của nhân vật chính là dì Diệu nhưng khái quát lên được vẻ đẹp của lòng người nhân ái giữa muôn vàn khó khăn của cuộc sống. Dì Diệu lấy chú Đức chưa được bao lâu phải làm phẫu thuật vì khối u buồng trứng khiến dì không thể tự mình sinh con. Trải qua bao đau khổ, buồn bã, dì tìm được tia hi vọng khi chị Lành gánh nước thuê gần nhà vì hoàn cảnh gia đình mà đồng ý mang thai đứa bé hộ dì. Niềm vui đến với dì song hành với niềm hạnh phúc nảy nở trong chị Lành khi cái thai bắt đầu xuất hiện, lớn lên. Một ngày chị Lành bỏ đi mất, dì Diệu đau đớn kiếm tìm trong vô vọng và tự trách mình. Rồi khi chị Lành xuất hiện trở lại, dì Diệu vui mừng khôn xiết, quyết định đốt đi bản hợp đồng ngăn cách tình yêu của hai người mẹ dành cho đứa trẻ.- Khái quát điểm giống và điểm khác nhau
*So sánh, đánh giá hai tác phẩm:
– Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.
– Thể loại: truyện ngắn thấm đượm chất trữ tình, chất thơ, giàu xúc cảm
– Đối tượng thẩm mĩ: là người phụ nữ với số phận, cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.
– Chủ đề: đều trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, tình mẫu tử thiêng liêng.
Quả thật, khi đặt hai đoạn truyện trong tác phẩm cạnh nhau, người đọc dễ dàng nhận thấy giữa chúng có không ít điểm tương đồng, gặp gỡ thú vị.
Trước hết hai đoạn trích trong hai tác phẩm có sự gần gũi về thể loại và đề tài. Cùng là truyện ngắn, thấm đượm chất trữ tình, chất thơ, giàu xúc cảm, ở mỗi trang viết, người đọc như cảm nhận được sự nâng niu, trân trọng của mỗi nhà văn với những niềm vui nhỏ bé, bình dị của con người. Hơn nữa, cả hai tác phẩm đều chọn đối tượng thẩm mĩ là người phụ nữ với số phận, cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.
Sự tương đồng trong lựa chọn thể loại và đề tài đã đưa đến sự gặp gỡ quan trọng và thú vị hơn: cả hai đoạn trích đều trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, tình mẫu tử thiêng liêng. Hình ảnh mẹ Lê hiện lên qua lời kể của Thạch Lam là phụ nữ đói nghèo, khổ sở nhưng có khổ đến mấy cũng không bỏ con, thà chịu đói, chịu rét, chịu hết tất cả sự khổ đau thì cũng nuôi con cho bằng được. Sự vĩ đại ấy, cứ âm thầm lặng lẽ, chịu đựng. Ngòi bút truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong “Làm mẹ” tái hiện trước mắt bạn đọc một nhân vật dì Diệu đời thường với hoàn cảnh riêng éo le, vì bệnh tật dì Diệu không thể làm mẹ, sinh con, ngày này qua tháng khác dì Diệu đau đáu, không yên. “Làm mẹ” đã để lại cho người đọc một tình mẫu tử thiêng liêng, tình người cao đẹp mà hai người phụ nữ (dì Diệu và chị Lành), hai người mẹ đã dành cho nhau, dành cho đứa con chung của mình. Hai câu chuyện về những cảnh ngộ khác nhau nhưng đều giống như ngọn gió mát lành xoa dịu tâm hồn người đọc, để rồi chúng ta thêm yêu thương những người phụ nữ của mình, để chúng ta biết trân trọng đấng sinh thành và tin tưởng vào vẻ đẹp tâm hồn của những người lương thiện.
– Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm/ đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.
a. Đặc điểm nhân vật:
– Mỗi nhân vật một cảnh ngộ, số phận khác nhau:
– Mẹ Lê trong thiên truyện của Thạch Lam bị cái nghèo đói đeo đẳng đến khổ sở, thảm hại
– Hai người phụ nữ trong “Làm mẹ”:
- Người đau khổ vì thân phận “đẻ thuê”, phải dứt ruột lìa xa đứa con chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, dầu không chung dòng máu.
- Kẻ tủi phận, đắng cay vì mang thân phụ nữ mà không có được may mắn tận hưởng thiên chức làm mẹ, chỉ biết âm thầm thèm ước, khát khao
– Mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng:
- Nếu người mẹ của mười một đứa con khiến ta hết mực yêu thương ở sự tần tảo, chịu thương chịu khó, dãi nắng dầm sương, không quản nhọc nhằn, đói khát để mang cho con hạt gạo, miếng cơm;
- Thì người phụ nữ chưa một lần được gọi hai tiếng “mẹ ơi” của Nguyễn Ngọc Tư vẫn dư đầy sự nhân hậu, bao dung, vị tha và cao thượng; không chỉ khát con, yêu con, chị còn biết thấu cảm, sẻ chia với nỗi khổ đau của người khác; không vì lòng ích kỉ, vụ lợi mà cạn tình cạn nghĩa.
b. Nghệ thuật
– Ngôn ngữ:
- Thạch Lam ưa dùng thứ ngôn ngữ đậm chất nông dân thuần hậu, chất phác
- Nguyễn Ngọc Tư lại khéo léo thổi vào ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật cái hơi thở tươi trẻ và hiện đại hơn
– Xây dựng hình tượng trung tâm:
- Mẹ Lê – một người mẹ thôn quê già nua và nghèo khó
- Nữ nhà văn Nam Bộ lại khắc họa cùng một lúc hai hình ảnh phụ nữ hiện đại trẻ trung, sống tốt đời đẹp đạo mà thân phận thật lắm éo le. => lối kể chuyện đối sánh, kết hợp với nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế
– Nghệ thuật dựng truyện:
- “Nhà mẹ Lê” tựa như thước phim toàn cảnh về một quãng đời gian khó của người phụ nữ nông dân; thiên về kể và tả cảnh đời, cảnh thiên nhiên
- Câu chuyện của dì Diệu, chị Lành trong “Làm mẹ” chỉ đơn thuần là sự bắt lấy một khoảnh khắc chuyện trò tâm tình của hai người đàn bà xoay quanh đứa “con chung” của họ. Một bên; đi sâu và thế giới tâm tư tình cảm đầy những góc khuất, những niềm đau chôn giấu của nhân vật.
– Luận điểm 3. Lý giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa
* Đánh giá:
3. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.
Có thể nói, chính những điểm gặp gỡ và khác biệt của hai đoạn trích về cả nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện đã góp phần làm phong phú thêm những trang viết về đề tài tình mẫu tử, người phụ nữ trong văn học Việt Nam; đồng thời, khẳng định sự độc đáo, ấn tượng trong lối kể chuyện, phong cách văn chương của hai cây bút truyện ngắn xuất sắc của hai thời đại. Dù khác nhau trong “đôi mắt” nghệ thuật và “đôi tay” sáng tạo nhưng cả hai đều xứng đáng với vị trí những nhà văn hiện đại đầy tài năng, có tấm lòng nhân đạo bao la, với những trang viết thổn thức trái tim bạn đọc muôn đời.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm Nhà mẹ Lê và Làm mẹ Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.