Yoga Nidra là loại hình yoga giúp cải thiện mất ngủ và giải tỏa căng thẳng. Cùng tìm hiểu yoga Nidra là gì, cũng như lợi ích sức khỏe và 3 động tác yoga Nidra.
Yoga hỗ trợ bạn cải thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, yoga Nidra sẽ giúp tâm hồn bạn tĩnh lặng và tràn đầy sức sống hơn. Cùng Thcslytutrongst.edu.vn khám phá về loại hình yoga này nhé!
Yoga Nidra (yoga ngủ) là gì?
Theo Healthline cho biết, yoga Nidra (hay còn gọi là yoga ngủ) là một loại hình yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ, được xem như một “liều thuốc” tuyệt vời trị mất ngủ. Yoga Nidra là trạng thái tâm trí bạn được thư giãn sâu nhất và vẫn còn giữ được lý trí, sự tỉnh táo.
Quá trình tập loại hình yoga này tuy không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật nhưng lại cần sự tập trung cao độ để kết hợp hài hòa giữa thiền, kiểm soát hơi thở và giữ được nhận thức sáng suốt.
Khi thực hiện, bạn cần nằm bất động và ở trong một không gian yên tĩnh, bài tập sẽ thư giãn cơ thể và giảm đi sự mệt mỏi trong tâm hồn. Do không cần những kỹ thuật với độ khó cao nên yoga Nidra phù hợp với bất cứ ai, bất cứ trình độ nào và thậm chí là bất cứ lúc nào trong ngày, chỉ cần bạn không ngủ quên là được.
Lợi ích khi tập yoga Nidra
Làm dịu căng thẳng và giảm bớt lo lắng
Tạp chí Kiến thức Truyền thống Ấn Độ đã đưa ra nghiên cứu về lợi ích làm dịu căng thẳng và giảm bớt lo lắng của yoga Nidra. Trên thực tế, khi tập bộ môn này bạn sẽ loại bỏ sự hỗn loạn trong tâm trí và buộc phải giữ tâm hồn yên bình, kết hợp với việc kiểm soát hơi thở đều đặn, các hệ thần kinh sẽ xem đó như một sự nghỉ ngơi, dần dần chữa lành cơ thể lẫn tâm hồn bạn.
Tăng cường giấc ngủ
Không phải tự nhiên mà yoga Nidra được gọi là liều thuốc trị mất ngủ. Khi bắt đầu bài tập, bạn buộc phải thả lỏng cơ thể và giữ một tâm trí yên bình, bạn có thể nhận thức rõ hơn về mọi thứ xung quanh hay chính bản thân mình, từ đó bạn sẽ dễ dàng đi vào một giấc ngủ sâu.
Giải phóng tắc nghẽn cảm xúc
Giữa một ngày làm việc mệt mỏi, đôi khi bạn sẽ chẳng có thời gian để tự suy nghĩ cho bản thân và bạn không thể nào giải phóng những cảm xúc bị tắc nghẽn bên trong mình.
Thực hành yoga Nidra là lúc bạn có thể buông bỏ mọi áp lực, nghĩ đến hướng giải quyết cho những khuất mắc trong lòng và tự tạo cho mình một không gian hạnh phúc.
Giúp chữa lành chấn thương
Lợi ích này vẫn còn khá xa lạ với mọi người. Có thể bạn chưa biết yoga Nidra còn được đưa vào hỗ trợ trong quá trình điều trị chữa bệnh cho bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Theo Tạp chí Quốc tế về Liệu pháp Yoga cho biết, họ đã có quá trình nghiên cứu với khả năng này của yoga Nidra qua các cựu chiến binh trong quân đội trong 8 tuần và đã thu được kết quả mỹ mãn. Các cựu chiến binh đã dần giải tỏa căng thẳng, giảm bớt lo lắng và giận dữ hơn rất nhiều.
Thư thái sâu sắc
Đặc thù của yoga Nidra là sự thư giãn, vậy nên khi trạng thái thư giãn được thực hiện nhiều lần, bạn sẽ dần cảm thấy thư thái sâu sắc.
Trong quá trình luyện tập, sự thư thái sẽ ăn sâu vào tâm trí bạn và lâu dần sẽ hiện diện trong con người bạn. Khi bạn kiểm soát được nó, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được phản ứng của bản thân, từ đó có một cuộc sống ý nghĩa hơn.
3 động tác yoga Nidra cơ bản
Tư thế ngủ (tư thế xác chết)
Cuối buổi tập là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện động tác này, khi cơ thể bạn chuẩn bị kết thúc trạng thái thư giãn, tư thế này sẽ giúp bạn dễ dàng chuyển sang trạng thái bình thường sau khi tập luyện.
Tư thế đứa trẻ
Tư thế này là tư thế phổ biến nhất của yoga Nidra, bạn cần khom người về phía trước, từ từ duỗi thẳng người, thả lỏng vai, thư giãn xương khớp và thẳng lưng. Tư thế này thường dùng để thư giãn, bạn có thể duy trì tư thế này để nghỉ ngơi, hâm nóng cơ thể,… và có thể thực hiện bất cứ khi nào bạn muốn.
Tư thế gác chân lên tường
Gác chân lên tường là một tư thế rất hiệu quả giúp tâm trí và cơ thể bạn trở nên bình tĩnh. Bên cạnh đó, khi thực hiện động tác này trong thời gian dài còn có rất nhiều lợi ích: giảm triệu chứng lo lắng, mất ngủ, cải thiện lưu thông mạch máu và cải thiện cơn đau bụng kinh,…
Một số lưu ý khi tập yoga Nidra
Sau mỗi buổi tập yoga, bạn nên dành một ít thời gian cho yoga Nidra để bản thân được thư giãn sâu, kết thúc buổi tập trong một trạng thái bình yên.
Bạn có thể tập bài tập này vào bất cứ lúc nào kể cả sau bữa ăn. Tuy nhiên, sau những bữa ăn, đặc biệt là buổi trưa, bạn sẽ dễ cảm thấy buồn ngủ. Tránh gặp phải trường hợp chưa tập được mà đã ngủ quên thì công sức tập của bạn sẽ trở nên vô dụng.
Vì bài tập này là một bài tập để bản thân bạn thư giãn và cảm thấy yên bình, nếu không gian xung quanh lộn xộn thì chắc chắn không thể tập trung hoàn thành tốt bài tập được.
Vì mục tiêu của bài tập này là để bạn có thể thư giãn một cách có nhận thức, dó đó bạn nên gạt bỏ mọi lo âu, căng thẳng và đừng quá đặt nặng lợi ích trong quá trình tập.
Vào những lần đầu tiên tập, việc có một vài suy nghĩ nào đó quẩn quanh trong tâm trí bạn là một chuyện hết sức bình thường, vậy nên bạn không cần phải lo lắng về chuyện đó.
Những bản nhạc nhẹ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn để tâm trạng bình tĩnh và thư giãn hơn.
Nghiêng người về bên phải trước khi đứng dậy kết thúc buổi tập: Hành động nhỏ này nhằm để không khí luồng qua mũi trái của bạn và cơ thể được làm mát, giúp bạn dễ dàng chuyển từ trạng thái thư giãn sâu về trạng thái làm việc bình thường.
Vậy là Thcslytutrongst.edu.vn đã giới thiệu xong cho bạn về khái niệm, lợi ích cũng như những động tác cơ bản của yoga Nidra. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý về một bài tập thư giãn và cải thiện giấc ngủ!
Nguồn: Healthline, Báo Sức khỏe và Đời sống
Chọn mua bình nước bán tại Thcslytutrongst.edu.vn để bổ sung nước trong lúc tập yoga nhé:
Thcslytutrongst.edu.vn