Bạn đang xem bài viết Dàn ý phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi (3 Mẫu) Nắng đã hanh rồi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dàn ý phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương tổng hợp 3 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm được nội dung để biết cách phân tích đánh giá nội dung bài thơ hay, đầy đủ các ý.
Bài thơ Nắng đã hanh rồi không chỉ giúp chúng ta cảm nhận được cảnh quan thiên nhiên trông rất chân thực mà còn cảm nhận được tình cảm chân thành của nhà thơ về tình yêu, về cuộc sống gắn bó mật thiết, hòa hợp với thiên nhiên. Vậy sau đây là 3 dàn ý phân tích Nắng đã hanh rồi chi tiết nhất mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm mở bài Nắng đã hanh rồi.
Dàn ý Nắng đã hanh rồi
I. Mở bài
– Giới thiệu bài thơ và tác giả.
II. Thân bài
– Lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
1. Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân
– Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh.
=> Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông ”Nắng đã vàng hanh như phấn bay’
– Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian. Khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông
=> Khung cảnh thiên nhiên trước sân nhà tiêu điều, hiu hắt. Tác giả sử dụng láy vần “ay” mở rộng không gian trước sân nhà vào mùa đông. Nhà thơ nhắc đến nhân vật “em xa nhà” thể hiện những nỗi niềm nhớ nhung với cô gái ở xa.
2. Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh
– Khung cảnh nắng hanh mùa đông thay bằng “nắng lên khói ủ”
=> Khói ở đây có thể là sương sớm nhưng cũng có thể là khói bếp chiều. Tác giả muốn miêu tả không gian trở thân thuộc, gần gũi.
– Nghệ thuật nhân hóa vườn mía “xôn xao” lá gợi không gian vui vẻ, phấn khởi với sự hiện diện thấp thoáng bóng con người
3. Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi
– Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình tràn ngập nỗi nhớ mong
- Câu hỏi tu từ “em có muốn…” Bộc lộ những cảm xúc khát khao được ở gần người con gái đang ở phương xa.
- Cảnh nắng chiều luôn là một cảnh gợi nhớ đến nỗi niềm nhớ mong vì buổi chiều là lúc con người sum họp sau một ngày dài, cũng là lúc ngôi nhà chợt thấy thiếu vắng vì một người con gái đang ở xa.
4. Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình
– Điệp từ “xuân sắp sang” lặp lại hai lần
=> Nhân vật trữ tình như đang reo vui, phân khởi chờ mong mùa xuân tới cũng là chờ mong được sum họp, được gần gũi với người em ở phương xa.
III. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Dàn ý phân tích Nắng đã hanh rồi
1. Mở bài:
– Giới thiệu bài thơ và tác giả.
– Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Thân bài:
– Lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
– Xác định chủ đề bài thơ: khắc họa bức tranh thiên nhiên khi vào đông, đồng thời bộc lộ tình cảm của chủ thể trữ tình với người “em ở xa nhà”.
– Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ:
- Cảnh sắc thiên nhiên mùa đông được miêu tả qua các sự vật ở: trước sân nhà, trên mái nhà tranh, sau vườn và trên núi.
- Tâm trạng nhớ thương, chờ mong của chủ thể trữ tình.
– Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
- Xây dựng hình ảnh gần gũi.
- Lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Các biện pháp tu từ.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Lập dàn ý phân tích Nắng đã hanh rồi ngắn gọn
I. Mở bài:
– Giới thiệu bài thơ và tác giả.
– Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
II. Thân bài
1. Xuất xứ bài thơ
Bài thơ “Nắng đã hanh rồi” in trong “Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, trang 33.
2. Nội dung, chủ đề bài thơ
Bài thơ “Nắng đã hanh rồi” là nỗi nhớ thương của “anh” dành cho “em” ở xa nhà khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên mùa đông.
3. Thể thơ bài thơ
Bài thơ “Nắng đã hanh rồi” được làm theo thể bảy chữ.
4. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
5. Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Nắng đã hanh rồi” là tâm trạng nhớ nhung của “anh” đối với “em” ở xa nhà.
6. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc của bài thơ: nỗi nhớ thương của chủ thể trữ tình.
7. Bố cục bài thơ
– Bài thơ “Nắng đã hanh rồi” có bố cục 4 phần:
- Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân.
- Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên ở quanh nhà.
- Khổ 3: Bức tranh thiên nhiên ở trên núi.
- Khổ 4: Ước mong, hi vọng của chủ thể trữ tình.
8. Giá trị nội dung bài thơ Nắng đã hanh rồi:
– Bài thơ đã khắc họa sinh động bức tranh thiên nhiên mùa đông.
– Từ đó, ta thấy được nỗi nhớ da diết của “anh” đối với “em”.
9. Giá trị nghệ thuật bài thơ Nắng đã hanh rồi:
– Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi.
– Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
– Biện pháp so sánh độc đáo.
– Cách gieo vần chân và cách ngắt nhịp uyển chuyển, linh hoạt.
III. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dàn ý phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi (3 Mẫu) Nắng đã hanh rồi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.