Bạn đang xem bài viết Lịch sử 7 Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại Soạn Sử 7 trang 17 sách Chân trời sáng tạo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Lịch sử lớp 7 Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo trang 17, 18, 19.
Qua đó, giúp các em xác định được những biến đổi chính trong xã hội và sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 3 Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Giải câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo bài 3
1. Những biến đổi trong xã hội Tây Âu
Nêu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu trung đại. Đọc tư liệu 3.2 và quan sát hình 3.1 để có thêm thông tin cho câu trả lời của em.
Trả lời:
– Biến đổi về kinh tế:
- Thương nhân và quý tộc Tây Âu ngày càng giàu lên nhanh chóng, tích lũy được một số vốn ban đầu
- Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ở Tây Âu ngày càng phát triển
- Nhiều cảng biển trở nên sầm uất; các xưởng sản xuất với quy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.
– Biến đổi về xã hội:
- Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.
- Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.
2. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Em hãy nêu những biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu.
Trả lời:
Biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu:
- Từ thế kỉ XVI, , tại các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng.
- Một số bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn lập các đồn điền trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành tư sản nông nghiệp.
- Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp.
- Các công ty thương mại ra đời vào thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, với sự hình thành các giai cấp mới- tư sản và vô sản.
Giải Luyện tập – vận dụng Lịch sử 7 bài 3 trang 19
Luyện tập
Hãy kể tên những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu. Địa vị của các giai cấp này trong xã hội như thế nào?
Trả lời:
– Những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu là: tư sản và vô sản
– Địa vị của các giai cấp này trong xã hội:
- Giai cấp tư sản: là những người có địa vị, có quyền công dân, giàu có và xa hoa
- Giai cấp vô sản: không có quyền công dân, nghèo đói và bần cùng hóa.
Vận dụng
Tìm hiểu thêm về sự thay đổi trong cuộc sống của dân nghèo thành thị và người nông dân trong xã hội Tây Âu sau các cuộc phát kiến địa lí. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 dòng nói về sự thay đổi đó.
Trả lời:
Mẫu 1:
Sau các cuộc phát kiến địa lí, bên cạnh những hệ quả tích cực, nó còn dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa và nạn buôn bán nô lệ da đen khiến cuộc sống của dân nghèo thành thị và người nông dân trong xã hội Tây Âu trở nên vô cùng khổ cực. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa. Họ còn dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Ruộng đất của nông dân bị biến thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len dạ. Nông dân bị mất ruộng đất chỉ còn con đường đi làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ giàu có. Đối với thợ thủ công ở thành thị, do rủi ro, do vay nặng lãi, do thuế khoá,… đã mất tư liệu sản xuẩt và phải đi làm thuê. Một số dân nghèo phải đi lang thang, đi ăn xin sống qua ngày. Nếu ai đi lang thang mà còn khoẻ mạnh sẽ bị bắt và bị phạt nặng. Tất cả bọn họ đều không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hoá, bị bóc lột sức lao động nặng nề.
Mẫu 2:
Xã hội Tây Âu sau phát kiến địa lí: quan hệ xã hội đã có sự thay đổi. Hình thức bóc lột lao động làm thuê, bóc lột giá trị thặng dư thay cho hình thức bóc lột có tính chất cưỡng bức người nông nô. Công thức là chủ xuất vốn, thợ xuất sức. Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới là giai cấp tư sản (một số thương nhân giàu có, một số chủ đất, một bộ phận thị dân giàu có). Bên cạnh những mâu thuẫn cũ trong xã hội, xuất hiện thêm những mâu thuẫn mới: Tư sản và phong kiến, tư sản và vô sản. Trong đó mâu thuẫn tư sản và vô sản mới nảy sinh, chưa sâu sắc. Còn mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến mới là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu ở thời hậu kì. Do đó, đấu tranh của tư sản chống phong kiến là động lực thúc đẩy xã hội phong kiến Tây Âu hậu kì, làm cho xã hội phong kiến tan rã nhanh hơn, mở đường cho sức sản xuất TBCN phát triển.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 7 Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại Soạn Sử 7 trang 17 sách Chân trời sáng tạo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.